Nguy cơ chiến tranh từ cuộc tập trận mang tên Người bảo vệ tự do Ulchi

Nguy cơ chiến tranh từ cuộc tập trận mang tên Người bảo vệ tự do Ulchi

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 4, 23/08/2017 06:00

Giới phân tích lo ngại “trò chơi chiến tranh” từ liên minh Mỹ-Hàn có thể một lần nữa thổi bùng căng thẳng ở vùng Đông Bắc Á…

Sáng 21/8, Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc tập trận quân sự chung với sự tham gia của hàng chục nghìn binh sĩ hai nước, bất chấp lời cảnh báo sẽ trả đũa “không thương tiếc” từ phía Triều Tiên.

Giới phân tích lo ngại, “trò chơi chiến tranh” từ liên minh Mỹ-Hàn có thể một lần nữa thổi bùng căng thẳng ở vùng Đông Bắc Á…

Quân sự - Nguy cơ chiến tranh từ cuộc tập trận mang tên Người bảo vệ tự do Ulchi

Mỹ-Hàn sẽ tập trận trong 10 ngày bất chấp tình hình bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng

Cuộc tập trận chung thường niên Ulchi Freedom Guardian – “Người bảo vệ tự do Ulchi” (UFG) giữa Mỹ và Hàn Quốc dự kiến kéo dài từ ngày 21/8 đến ngày 31/8 và tập trung ứng phó trước tình huống chiến tranh hạt nhân Triều Tiên có thể xảy ra.

Được biết, cuộc tập trận lần này có sự tham gia của khoảng 50.000 binh sĩ Hàn Quốc và 17.500 quân nhân Mỹ.

Lầu Năm Góc tuyên bố, đây là hoạt động nhằm mục đích nâng cao sự sẵn sàng, bảo vệ khu vực và duy trì ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

Phát biểu trong cuộc họp nội các ngày 21/8, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khẳng định, cuộc tập trận 

Người bảo vệ tự do Ulchi hoạt động tập luyện thường niên mang tính chất phòng vệ không hề có mục đích gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Ông Moon Jae-in cũng nhấn mạnh, vì Triều Tiên liên tục có những hành động khiêu khích nên buộc Hàn Quốc và các đồng minh phải triển khai tập trận. Đồng thời ông Moon cũng cảnh báo Bình Nhưỡng không nên viện lý do này để gia tăng các hành động khiêu khích.

Mỹ, Hàn Quốc có hai cuộc tập trận hàng năm và được huy động rất lớn về binh sĩ và vũ khí hạng nặng. Cuộc tập trận Foal Eagle – “Đại bàng non” thường được tổ chức vào mùa Xuân, trong khi cuộc tập trận Người bảo vệ tự do Ulchi diễn ra vào mùa Thu.

Cả hai đều diễn ra các bài tập với lực lượng trên bộ, trên biển, trên không và mô phỏng trên máy tính.

Washington khẳng định đây là cuộc tập trận thường niên giữa Hàn Quốc và Mỹ kể từ năm 1976, nhằm mục đích bảo vệ Hàn Quốc, nước đồng minh của Mỹ, chứ không phải nhằm tấn công một nước nào khác.

Trước đó, CNN dẫn tuyên bố của Triều Tiên hôm 20/8 cảnh báo, cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn Quốc sắp tới là "hành vi liều lĩnh, đẩy tình hình vào giai đoạn không thể kiểm soát của một cuộc chiến tranh hạt nhân".

Bình Nhưỡng cũng tuyên bố, quân đội nước này có thể nhắm mục tiêu bất cứ lúc nào và không chỉ đảo Guam, mà Hawaii cũng như đại lục Mỹ cũng không thể "né tránh các cuộc tấn công tàn nhẫn".

Các cuộc tập trận thường niên giữa liên minh Mỹ-Hàn bị phía Triều Tiên chỉ trích là “chuẩn bị cho một cuộc xâm lược”.

Cuộc tập trận "Người bảo vệ tự do Ulchi" năm 2015 từng diễn ra trong bối cảnh căng thẳng cao, dẫn đến Bình Nhưỡng và Seoul triển khai hỏa lực pháo binh qua biên giới.

Mặc dù chi tiết cụ thể về các bài tập mô phỏng trong UFG năm nay được giấu kín, tờ The Diplomat cho rằng, liên minh Mỹ-Hàn có khả năng sẽ diễn tập đầy đủ tất cả các kịch bản chiến tranh tiềm năng trên bán đảo Triều Tiên.

 

Quân sự - Nguy cơ chiến tranh từ cuộc tập trận mang tên Người bảo vệ tự do Ulchi (Hình 2).

Người biểu tình ở Đại sứ quán Mỹ ở Hàn Quốc yêu cầu dừng các cuộc tập trận chung

Một quan chức quốc phòng Hàn Quốc nói với Chosun Ilbo, bài tập năm nay sẽ lần đầu tiên bao gồm cả kịch bản chiến tranh hạt nhân.

Giới phân tích đều có chung quan điểm, gần như chắc chắn cuộc tập trận năm nay sẽ kích hoạt một số phản ứng từ Triều Tiên.

Câu hỏi đặt ra là những phản ứng này sẽ mạnh đến cỡ nào? Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng Triều Tiên chủ yếu tập trung vào các mục đích vĩ mô hơn để giành thế cửa trên trong bàn đàm phán với Mỹ.

Triều Tiên có thể không hứng thú trong việc để mọi thứ trở nên quá căng thẳng chỉ vì cuộc tập trận.

Theo đó, Bình Nhưỡng sẽ tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm đầu tiên trong năm nay, nếu thành công, sẽ đủ để chứng minh năng lực quân sự vượt trội mà không gây ra mối đe dọa trực tiếp ngay lập tức đến nước Mỹ.

"Triều Tiên đã thử hai tên lửa liên lục địa trong năm nay. Họ sẽ chờ đợi để đánh giá tác động lâu dài sau động thái này đối với Mỹ và Trung Quốc như thế nào, nhằm tìm kiếm một cơ hội cho các cuộc đàm phán, chứ không gia tăng căng thẳng với thử nghiệm khác", Moon Seong mook, một cựu quan chức quân đội Hàn Quốc và là chuyên gia phân tích cao cấp tại viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Hàn Quốc cho biết.

Ngược lại, cũng có những quan điểm không loại trừ khả năng Triều Tiên có thể dùng cuộc tập trận như một cái cớ, để thử nghiệm một tên lửa mới hoặc thậm chí phóng thẳng tên lửa vào vùng biển gần đảo Guam.

"CHDCND Triều Tiên có lẽ đang xem xét tất cả lựa chọn để phát huy tối đa sức ép chống lại nước Mỹ và các cuộc tập trận là một cơ hội tốt để làm điều đó", Cheon Seong-whun, Cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

David Wright, một nhà phân tích Mỹ bình luận trên tờ AP rằng, Mỹ nên "hoãn hoặc cơ cấu lại đáng kể" các bài tập để giảm nguy cơ đối đầu quân sự.

"Kế hoạch quân sự thông minh có nghĩa là đảm bảo các bài tập không làm bất an tình hình vốn đã căng thẳng", ông Wright nói.

Bài xã luận ngày 11/8 của tờ Kyunghyang Shinmun của Hàn Quốc cũng đồng tình với quan điểm, liên minh Mỹ-Hàn có thể đạt được một con bài mặc cả trong nỗ lực thuyết phục Triều Tiên đàm phán về hạt nhân bằng cách dừng lại, hoặc thu hẹp quy mô các cuộc tập trận chung.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.