'Nguy cơ Kim Jong-un tính toán nhầm'

'Nguy cơ Kim Jong-un tính toán nhầm'

Thứ 3, 02/04/2013 13:39

Có thể nhà lãnh đạo Triều Tiên quá tự tin bởi thấy Mỹ và Hàn Quốc chưa bao giờ đánh trả trong các cuộc tấn công trước đây. Nhưng lần này, khi điều động hàng loạt phương tiện tối tân, Mỹ dường như chỉ chờ Bình Nhưỡng tạo cơ hội.

Tiêu điểm - 'Nguy cơ Kim Jong-un tính toán nhầm'
Hình ảnh được phát sóng trên truyền hình Triều Tiên hôm 20/3 cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang trực tiếp theo dõi một cuộc tập trận bắn đạn thật sử dụng máy bay do thám không người lái. Ảnh: AFP

Khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng, người ta được chứng kiến những lời hăm dọa đáng sợ của Triều Tiên vấp phải những phản ứng kiên quyết khác thường của Mỹ. Điều này khiến giới phân tích cảnh báo rằng có thể khiến cuộc chơi quen thuộc bước vào "vùng nguy hiểm".

Khi công khai nhấn mạnh việc triển khai các máy bay ném bom tàng hình và B-52 có khả năng mang vũ khí hạt nhân trên bầu trời Hàn Quốc mới đây, Washington đôi lúc gần như tỏ ra chủ tâm khiêu khích giới lãnh đạo Bình Nhưỡng đang bốc hỏa.

Paul Carroll, giám đốc chương trình thuộc Quỹ Ploughshares, một nhóm cố vấn chính sách an ninh tại Mỹ, cho rằng: "Trong quan điểm của Mỹ, xem ra chắc chắn có yếu tố 'lần này sẽ cho biết tay'". Và Triều Tiên cũng phản ứng theo kiểu đó khi ngày 30/3 đã tuyên bố rằng nước này đang "trong tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc.

Những cuộc khủng hoảng an ninh trên bán đảo Triều Tiên đã xảy ra nhiều lần trong hàng chục năm qua và có khuynh hướng đi theo kiểu chính sách nguy hiểm "bên miệng hố chiến tranh," tức là đe dọa song cuối cùng rút lui để tránh gây xung đột thảm khốc.

Nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành và con trai, đồng thời là người kế nhiệm Kim Jong-Il, đều được xem là những người có kỹ năng thực hiện lối chơi ngoại giao đầy rủi ro này. Và họ đảm bảo được rằng Bình Nhưỡng có đủ cách để làm những lời đe dọa của mình thêm đáng tin khi tiến hành các vụ khiêu khích, từ việc làm nổ tung một máy bay dân sự Hàn Quốc năm 1987 tới việc nã pháo lên một hòn đảo Hàn Quốc năm 2010.

Cuộc khủng hoảng hiện nay, với việc Bình Nhưỡng chỉ trích các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và các cuộc diễn tập quân sự Hàn Quốc-Mỹ, đã khác trước cả về mặt bối cảnh và các nhân vật chính liên quan. Nó diễn ra sau hai sự kiện then chốt đã khiến LHQ phải gia tăng trừng phạt và làm thay đổi sự cân bằng chiến lược trên bán đảo Triều Tiên - đó là việc phóng tên lửa tầm xa thành công vào tháng 12/2012 và vụ thử hạt nhân thứ ba đồng thời là lớn nhất vào tháng 2 của Triều Tiên.

Cả hai sự kiện trên có thể đã khuyến khích Triều Tiên thêm bạo tay, trong khi đồng thời cũng khiến Washington cho rằng tình hình đã quá mức nguy hiểm. Caroll nói: "Những lời quá khích là một chuyện, còn phóng tên lửa và thử hạt nhân lại là chuyện khác".

Bên cạnh đó, cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều có các nhà lãnh đạo mới, chưa qua cọ xát, lại có động lực mạnh mẽ trong nước thúc đẩy họ muốn chứng tỏ ý chí của mình trong bất cứ cuộc đối đầu nào.

Theo Vnexpress.net

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.