Nguy cơ thảm họa núi lửa xảy ra, nếu Triều Tiên thử hạt nhân lần 6

Nguy cơ thảm họa núi lửa xảy ra, nếu Triều Tiên thử hạt nhân lần 6

Thứ 4, 03/05/2017 15:55

Nếu Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 nó không chỉ châm ngòi cho đụng độ quân sự mà còn khiến núi lửa nằm ở biên giới Trung – Triều "nổi giận".

Hàng triệu người "sống trong sợ hãi"?

Hãng tin CNN dẫn phân tích của chuyên gia quốc phòng cấp cao Bruce Bennett, thuộc viện Rand Corporation (Mỹ) cho rằng, nếu Triều Tiên tiến hành một vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân đủ lớn, nó có thể khiến ngọn núi lửa Paektu, gần biên giới Trung – Triều phun trào (Trung Quốc gọi đây là núi lửa Changbaishan).

Tiêu điểm - Nguy cơ thảm họa núi lửa xảy ra, nếu Triều Tiên thử hạt nhân lần 6

 Nhiều dấu hiệu cho thấy Triều Tiên sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân lần 6 trong năm nay.

“Đó sẽ là thảm họa thiên tai rất lớn có thể giết hại hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn nạn nhân, cả ở Triều Tiên và Trung Quốc. Chúng ta không biết Triều Tiên có tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lớn hơn những lần trước hay không, nhưng nguy cơ đó là rất lớn, Bắc Kinh rất lo ngại điều này”, chuyên gia Bennett cảnh báo.

Theo CNN, hiện có khoảng 1,6 triệu người dân sống trong vòng 62 dặm (100km) quanh núi lửa Paektu, nơi chỉ cách cơ sở thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên khoảng 115-130km.

Trong lịch sử, núi lửa Paektu đã từng “nổi trận lôi đình” vào năm 946 và gây ra một trong những vụ phun trào núi lửa lớn nhất lịch sử, làm xuất hiện chảo lửa với đường kính khổng lồ.

“Chúng ta có rất ít thông tin về kích thước, điều kiện hay những hoạt động của núi lửa Paektu. Nhưng một vụ thử hạt nhân với sức mạnh tương tự vụ thử hạt nhân lần 5 của Bình Nhưỡng sẽ có thể  "đánh thức" núi lửa Paektu”, tiến sĩ Amy Donovan, chuyên viên nghiên cứu địa lý và môi trường tại đại học Hoàng gia London nhận định.

Tiêu điểm - Nguy cơ thảm họa núi lửa xảy ra, nếu Triều Tiên thử hạt nhân lần 6 (Hình 2).

 Núi lửa Paektu (Ảnh: CNN).

Thời gian gần đây, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có những diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt những động thái cứng rắn của cả Triều Tiên và Mỹ ngày một gia tăng.

Trong ngày 2/5, Mỹ đã tuyên bố hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đã chính thức hoạt động ở Hàn Quốc, có khả năng đánh chặn tên lửa Triều Tiên.

Cùng ngày, Bình Nhưỡng cáo buộc Washington “khiêu khích liều lĩnh” khi điều 2 máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ đến khu vực tập trận với không quân Hàn Quốc và Nhật Bản.

Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA còn khẳng định, máy bay ném bom Mỹ đã tiến hành tập trận giả định thả bom hạt nhân vào những mục tiêu trong lãnh thổ Triều Tiên.

Những bí mật của Triều Tiên

Trong khi đó, giới phân tích cũng ghi nhận những động thái mới của Triều Tiên trong việc phát triển tên lửa. Trang web 38 North ngày 1/5 công bố báo cáo, Triều Tiên dường như đã sở hữu 1 sà lan tại khu vực xưởng đóng tàu hải quân Nampo, bờ biển Tây Triều Tiên, theo Japan Times.

Tiêu điểm - Nguy cơ thảm họa núi lửa xảy ra, nếu Triều Tiên thử hạt nhân lần 6 (Hình 3).

 Hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên đang nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) (Ảnh: 38 North).

Nước này cũng đã có một sà lan ở bờ biển phía Đông, tại xưởng đóng tàu Nam Sinpo, nơi thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukguksong-1 từ năm 2014.

"Việc phát hiện sà lan thử tên lửa thứ hai có thể là dấu hiệu cho thấy chương trình tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) của Triều Tiên đã có nhiều tiến triển mới. Đây dường như là điều ưu tiên của nhà lãnh đạo Kim Jong-un", báo cáo viết.

Nhiều chuyên gia đánh giá, sà lan có thể được mua ở nước ngoài do không có dấu hiệu đóng sà lan dọc bờ biển phía Tây trong thời gian vừa qua.

Xem thêm >>> Quốc gia nào đang nắm 'tử huyệt' của Triều Tiên?

Phương Anh

 

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.