Nguy hại tham nhũng quyền lực tạo 'nhà tránh' để tham nhũng kinh tế

Nguy hại tham nhũng quyền lực tạo 'nhà tránh' để tham nhũng kinh tế

Đỗ Thị Thơm

Đỗ Thị Thơm

Thứ 6, 21/10/2016 16:57

"Đấu tranh chống tham nhũng, nguy hiểm nhất hiện nay là tham nhũng về quyền lực để tạo ra cái nhà tránh để thực hiện tham nhũng về kinh tế, chính sách", ông Ngô Văn Sửu trao đổi với Người Đưa Tin.

Ngày 1/10, Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức thảo luận về một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thống nhất đưa 6 vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng ra xét xử sơ thẩm từ nay đến quý I/2017.

Chủ trương này đang được dư luận đặc biệt quan tâm. PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Văn Sửu, nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xung quanh chủ trương này.

Xã hội - Nguy hại tham nhũng quyền lực tạo 'nhà tránh' để tham nhũng kinh tế

 Ông Ngô Văn Sửu: "Thủ đoạn tham nhũng ngày càng tinh vi". Ảnh: Internet

Sáu vụ án tham nhũng kinh tế sẽ được ra xét xử từ nay đến quý I/2017. Đây có phải là sự ‘mở màn” cho việc xử lý quyết liệt tệ nạn tham nhũng thời gian tới, thưa ông?

Ngay hiện tại, nhận thức về tham nhũng chưa phải đã thống nhất. Sáu vụ án được thống nhất đưa ra xét xử trong thời gian tới đều là những vụ án tham nhũng về kinh tế nổi cộm, biểu hiện tham nhũng quá rõ ràng, cụ thể rồi. Số tiền thất thoát, thiệt hại về kinh tế đều là con số hàng nghìn tỉ đồng. Hệ quả ảnh hưởng đến đất nước là quá rõ. Nó làm cho cả một đất nước càng ngày càng kiệt quệ. Đúng là phải trừng trị, phải xử lý nghiêm.

Việc đưa 6 vụ án tham nhũng kinh tế ra xét xử là biểu hiện cụ thể của chủ trương chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước thời gian qua. Nó là kết quả ban đầu của quyết tâm ngăn chặn, xử lý tham nhũng và có tác dụng răn đe nhất định. Nhưng đó mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” tệ nạn tham nhũng. Và việc thu hồi được tài sản tham nhũng hay không lại là một chuyện khác.

Như ông nói, đây mới là “phần nổi của tăng băng chìm”. Vậy “tảng băng chìm” cụ thể là gì, thưa ông?

Theo tôi, hiện nay nguy hiểm nhất là tham nhũng về quyền lực, có quyền lực trong tay, chúng hoàn toàn có thể tạo nên “cái nhà tránh” để thực hiện tham nhũng về chính sách, tham nhũng về kinh tế… Những loại tham nhũng này vô cùng tinh vi và khó xử lý. Và cũng bắt nguồn từ tham nhũng quyền lực mới có tham nhũng kinh tế, không có quyền, địa vị thì lấy gì để tham nhũng được!.

Chúng phải giành được vị trí nào đó trong bộ máy Nhà nước mới thao túng để tham nhũng. Chúng còn có thể thao túng chính sách để tạo đặc quyền, đặc lợi cho phe nhóm của chúng. Loại tham nhũng này là tham nhũng công khai, hợp pháp và đặc biệt khó xử lý.

Tham nhũng về kinh tế dễ nhận ra, dễ xử lý vì chúng lợi dụng gây thất thoát tiền, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân của Nhà nước. Cái đó rõ rồi, còn tham nhũng về quyền lực, tham nhũng chế độ chính sách mới là cái khó phát hiện và xử lý vì phải đến một trình độ nào đó, ở cương vị nhất định, chúng mới có thể làm được. Khi chúng đã có quyền lực mà tham nhũng, việc đấu tranh rất khó, đó mới là cái nguy hiểm. Và, đặc biệt là có lợi ích nhóm thì càng khó phát hiện.

Tham nhũng về quyền lực là tham nhũng cái gì?. Đó chính là đi vào công tác cán bộ, có công tác cán bộ mới có quyền lực, cần mổ xẻ, nhìn nhận thực tế vấn đề này.

Đúng là tham nhũng ngày càng tinh vi về thủ đoạn, vậy theo ông, làm thế nào để ngăn chặn hiệu quả tham nhũng được?

Không có lợi ích nhóm tiêu cực thì không thể tham nhũng được. Việc cần nhất của những người lãnh đạo, quản lý Nhà nước, xã hội là phải nhận thức cho được sự nguy hại, nguy hiểm của tệ nạn tham nhũng. Tham nhũng có thể làm suy sụp nền kinh tế.

Đặc biệt nó làm cho xã hội mất đi sự bình đẳng, công bằng, thiếu sự tin tưởng. Chúng ta phải làm rõ các thủ đoạn của tham nhũng về kinh tế, về quyền lực…mới đề ra được các giải pháp cụ thể ngăn chặn hiệu quả tệ nạn tham nhũng.

Chúng ta phải nhìn một cách tổng thể. Xử 6 vụ án tham nhũng là tốt rồi nhưng quan trọng hơn là phải ngăn chặn được cơ hội, điều kiện để những thực hiện các hành vi tham nhũng đó. Chúng ta phải ngăn chặn hiệu quả tham nhũng quyền lực muốn vậy phải có cơ chế giám sát quyền lực. Tôi đã thấy Quốc hội nhận thức được vấn đề này.

Hy vọng, chúng ta sẽ có những cơ chế hiệu quả để giám sát được, giám sát hiệu quả quyền lực, từ đó kiểm soát tốt điều kiện, cơ hội sản sinh tham nhũng.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Đỗ Thơm (thực hiện)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.