Nguyên nhân đáng tiếc gây nên những thảm hoạ vỡ đập nghiêm trọng trên thế giới

Nguyên nhân đáng tiếc gây nên những thảm hoạ vỡ đập nghiêm trọng trên thế giới

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 4, 25/07/2018 09:59

Hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn người ở nhiều nước trên thế giới đã bị cướp đi sinh mạng sau những vụ vỡ đập. Thảm hoạ này một phần bắt nguồn từ những nguyên nhân đáng tiếc liên quan đến những con đập.

 Dưới đây là những vụ vỡ đập khủng khiếp nhất thế giới trong vài chục năm qua.

Hàng vạn người thiệt mạng vì vỡ đập ở Trung Quốc

Ngày 4/8/1975, cơn bão số 3 của Trung Quốc trong mùa bão năm đó đổ bộ vào đại lục. Tại Hà Nam – một tỉnh miền Trung Trung Quốc, mưa lớn đã kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp từ 4/8 tới 8/8 với lượng mưa trung bình lên đến 1.605mm.

Mực nước các hồ thủy điện dâng cao ngoài mức dự tính của những người thiết kế đập thủy điện. Hồ thủy điện Bản Kiều trên sông Hoài được thiết kế chỉ có dung tích 492 triệu m3 nước, công suất thiết kế xả tối đa là 1.720 m3/s. Trong khi đó, mưa dữ dội trong vòng nhiều ngày khiến tổng lượng nước đổ xuống hồ Bản Kiều đã lên tới 701,2 triệu m3, sau khi đập bị vỡ, lưu lượng xả đã đạt mức 17.000 m3/s.

Vụ vỡ đập xảy ra vào sáng 7/8, chỉ trong vòng vỏn vẹn 20 giờ đồng hồ, từ 4h ngày 7/8 tới 1h40 ngày 8/8, nước lũ nhấn chìm tất cả các làng mạc xung quanh bán kính 45km và cướp đi sinh mạng của hàng vạn người.

Thảm họa Morbi, Ấn Độ

Vào ngày 11/8/1979, đập Machchu - 2 nằm trên sông Machchu đã bị vỡ, tạo ra một bức tường nước khổng lồ, quét qua thị trấn Morbi gây ra thiệt hại rất lớn khi số người thiệt mạng ước tính lên đến 25.000 người.

Tiêu điểm - Nguyên nhân đáng tiếc gây nên những thảm hoạ vỡ đập nghiêm trọng trên thế giới

Hình ảnh về đập đất Machchu - 2, Ấn Độ bị vỡ do mưa lớn.  

Nguyên nhân của sự cố là những trận mưa lớn ở đầu nguồn, làm con đập đắp bằng đất dài 4km bị tan rã. Khả năng thiết kế của đập chỉ chịu được lưu lượng 5.663 m3/s trong khi trận mưa lớn năm đó làm lưu lượng lên đến 16.307 m3/s, gấp 3 lần sức chịu đựng của công trình.

Trong vòng 20 phút, nước lũ đã dâng từ 3.7 lên 9.1m, nhấn chìm toàn bộ thị trấn công nghiệp Morbi nằm sau con đập 5km. Trong quá trình tái xây dựng, con đập mới đã được tăng cường khả năng chịu đựng với lưu lượng lên đến 21.000 m3/s.

Vụ vỡ đập Machchu - 2 đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness như một thảm họa kinh hoàng nhất từng xảy ra trên thế giới.

Vỡ đập Kelly Barnes, Mỹ

Kelly Barnes là đập đắp bằng đất ở bang Georgia, Mỹ. Ngày 6/11/1977 đập đã bị vỡ sau 1 trận mưa lớn làm 39 người thiệt mạng và thiệt hại về tài sản lên đến 3.8 triệu USD. Con đập đã không bao giờ được xây dựng lại và tại nơi xảy ra sự cố người ta đã xây dựng 1 đài tưởng niệm để thu hút khách du lịch.

Sau 1 trận mưa rất lớn kéo dài từ trưa đến đêm 5/11 sáng sớm ngày 6/11/1977, vào lúc 1h30, con đập đã vượt qua giới hạn chịu đựng và ồ ạt tuôn nước về phía hạ lưu. Ít nhất 39 người thiệt mạng, 18 ngôi nhà bị cuốn trôi cùng với nhiều cây cầu ở vùng hạ lưu bị tấn công.

Theo điều tra sau đó, nguyên nhân dẫn đến sự cố là khi xây dựng các kĩ sư đã tính toán sai về độ dốc mái đập. Điều này đã làm thay đổi trọng tâm và khả năng chịu lực của con đập trong điều kiện trời mưa lớn.

Cả trăm người thiệt mạng trong vụ vỡ đập ở Kyrgyzstan

Vào tháng 7/1998, mưa lớn và tuyết tan đã khiến đập xây trên núi ở Kyrgyzstan bị vỡ, gây ra tình trạng lũ lụt ở các sông Shakhimardan và Aksu cùng các khu vực lân cận. Theo con số thống kê chính thức, hơn 90 người đã thiệt mạng tại Uzbekistan và ít nhất 12 người chết ở Kyrgyzstan sau sự cố này. Trong khi đó, số liệu do hội Chữ thập đỏ đưa ra là 500-600 người mất tích. Giá như khi tính toán xây đập trên núi, các nhà thiết kế tính đến những nguy cơ mà thời tiết gây ra thì rất có thể sẽ không có thảm hoạ này.

Hàng nghìn người thiệt mạng vì vỡ đập ở Italy

Đập Vajont, Italia là nơi xảy ra một thảm họa hi hữu nhất thế giới khi mà đập chưa vỡ, chưa xả đáy nhưng 2.000 người dân vẫn thiệt mạng vì nước lũ.

Tiêu điểm - Nguyên nhân đáng tiếc gây nên những thảm hoạ vỡ đập nghiêm trọng trên thế giới  (Hình 2).

Đập Vajont ở Italy. 

Hiện nay, đập Vajont đã bị bỏ hoang không còn sử dụng nữa. Nó được hoàn thành vào năm 1959, nằm trong thung lũng của sông Vajont, dưới chân núi Monte Toc, cách Venice 100km về phía Bắc.

Vụ thảm họa kinh hoàng nhưng hi hữu xảy ra tại đây vào ngày 9/10/1963, dù đập không vỡ hay xả đáy nhưng nước sông đã tràn qua mép đập, quét qua làng Longarone bên dưới thung lũng làm ít nhất 2.000 người thiệt mạng.

Năm 1963, một vụ sạt đất đã xảy ra trên sườn núi Monte Toc, những khối đất khổng lồ lao xuống lòng hồ với tốc độ 110km/h khiến mực nước trong lòng hồ dâng nhanh kinh hoàng, tràn ra khỏi mép đập và lao thẳng xuống ngôi làng bên dưới.

Kích thước khổng lồ của Vajont đã không thể cứu được những người dân của ngôi làng phía dưới. Quá trình dự báo ban đầu đã bị sai lệch do chủ quan của cơ quan cảnh báo.

Điều này dẫn tới việc không thể kiểm soát lượng đất đá đổ từ vách núi xuống hồ, gây ra những con sóng cao đến 200m, gấp 10 lần dự báo và vượt qua bức tường đập vững chắc. Chính vì thế, đã có 2.000 người thiệt mạng dù cho Vajont vẫn còn nguyên.

Đào Vũ (Tổng hợp)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.