Nguyên nhân dịch tả lợn châu Phi ở các xã biên giới ở Nghệ An lan rộng

Nguyên nhân dịch tả lợn châu Phi ở các xã biên giới ở Nghệ An lan rộng

Nguyễn Anh Ngọc

Nguyễn Anh Ngọc

Chủ nhật, 26/05/2019 19:46

Có 3 xã biên giới ở Nghệ An xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Nguyên nhân dịch bệnh diễn biến phức tạp do tập tục thả rông lợn của đồng bào khiến việc kiểm dịch rất khó khăn.

Tăng cường phòng dịch tả châu Phi ở các xã biên giới ở Nghệ An

Ngày 26/5, ông Nguyễn Văn Lập, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An cho biết, đến thời điểm hiện nay 5 bản của 3 xã Mường Típ, Hữu Kiệm và Bảo Thắng, thuộc huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An dương tính với dịch tả lợn châu Phi. Số lợn tiêu hủy đã lên đến 58 con.

Được biết, Kỳ Sơn là huyện thứ 13 ở Nghệ An ghi nhận có dịch tả lợn châu Phi. Đây là huyện rẻo cao sát biên giới Lào, tổng đàn lợn không nhiều, nhưng phương thức chăn nuôi của bà con chủ yếu là thả rông nên rất dễ lây lan bệnh.

Sức khỏe - Nguyên nhân dịch tả lợn châu Phi ở các xã biên giới ở Nghệ An lan rộng

Kết quả xét nghiệm dịch tả lợn châu Phi của Cơ quan thú y vùng III.

Ông Lương Xuân Liễu, Bí thư Chi bộ bản Ta Đo, xã Mường Típ cho biết: “Số lợn chết chủ yếu là lợn mạ, có trọng lượng từ 80 - 120 kg, có con có giá trị lên đến cả 10 triệu đồng, đợt này người dân thiệt hại nặng. Thu nhập chủ yếu của người dân chỉ trông chờ vào bán lợn nít, lợn đen, nhưng giờ chết hết, có nhà thành trắng tay”.

Trước đó, trên địa bàn xã biên giới Mường Típ có 128 con lợn bị chết vì dịch tả lợn châu Phi. Toàn xã có 6/10 bản làng xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, nhiều con có hiện tượng bỏ ăn.

Sức khỏe - Nguyên nhân dịch tả lợn châu Phi ở các xã biên giới ở Nghệ An lan rộng  (Hình 2).

Lợn chết nhiều do tập tục thả rông.

Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An: “Nhận thức của người dân cũng chưa cao, khi phát hiện lợn chết thường không báo cho cán bộ. Vì vậy, các cấp chính quyền thực hiện việc giám sát chặt chẽ việc mua bán, vận chuyển lợn ra vào tại những vùng đã xuất hiện dịch”.

Xác định dịch tả lợn châu Phi sẽ diễn biến phức tạp, lan rộng trên địa bàn huyện trong những ngày tới, UBND huyện Kỳ Sơn đã trích nguồn kinh phí dự phòng 70 triệu đồng để mua 20 tấn vôi bột, chủ động cung ứng cho các địa phương phòng, chống, khống chế dịch tả lợn châu Phi.

Sức khỏe - Nguyên nhân dịch tả lợn châu Phi ở các xã biên giới ở Nghệ An lan rộng  (Hình 3).

Một chốt kiểm dịch tại huyện Kỳ Sơn.

Đây là giải pháp cấp bách, cần thiết, bởi đặc thù của Kỳ Sơn địa bàn rộng, phần lớn các xã nằm xa trung tâm huyện, khi xảy ra dịch, rất khó khăn trong công tác tìm nguồn cung ứng vôi bột. Đặc biệt, ngành thú ý tỉnh, bộ đội biên phòng đóng tại Kỳ Sơn đang phối hợp lập nhiều chốt kiểm dịch trên những tuyến đường ra vào ổ dịch để kiểm soát việc mua bán, vận chuyển lợn.

Nghệ An công bố xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên ngày 13/3 tại xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu. Tới nay, đã có 87 hộ, 59 thôn bản, 40 xã, 13 huyện bị dịch tả lợn châu Phi. Tổng số lợn mắc bệnh, tiêu hủy 865 con, trọng lượng tiêu hủy trên 43 tấn.

Hiện nay đã có 7 xã của 5 huyện: Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Đô Lương, Quỳ Hợp và Quỳ Châu công bố hết dịch tả lợn châu Phi.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.