Cách đây hơn 2 năm dưới chân núi lửa Kilauea ở Hawaii, Mỹ, bỗng xuất hiện một "hồ nước chết chóc" với độ sâu gần 40m với thể tích tương đương với 200 hồ bơi tiêu chuẩn Olympic khiến nhiều người thích thú.
Đặc biệt, nhiệt độ trung bình trong hồ luôn ở ngưỡng trên 85 độ C khiến không một sinh vật nào có thể tồn tại và đoạt mạng bất cứ vật thể sống nào vô tình rơi xuống.
Mọi người đã gọi đây là hồ nước tử thần. Bắt đầu từ 5/2018,một phần vụ phun trào từ miệng phun Halema'uma'u của núi lửa Kilauea đưa dung nham từ khe nứt về phía Đông, khiến hồ nhanh chóng có nước.
Hơn 1 năm sau, hồ nước không biết từ lúc nào đã được hình thành với diện tích tương đương với khoảng 5 sân bóng bầu dục. Nước trong hồ có màu nâu rỉ sét trên bề mặt do phản ứng hóa học diễn ra bên trong. Theo các nhà nghiên cứu, hồ nước ở miệng phun Halema'uma'u xuất hiện do mực nước ngầm tại khu vực núi lửa.
Thế nhưng, khi dung nham từ miệng núi lửa Kilauea bắt đầu chảy ra từ 3 lỗ thông hơi khiến các dòng nham thạch đổ xuống hồ từ trên đỉnh, hồ nước đột nhiên sôi sục và làm bốc hơi nhanh chóng toàn bộ lượng nước đang có.
Núi lửa Kilauea vốn là núi lửa hình khiên, đang hoạt động tại quần đảo Hawaii (Mỹ), đồng thời là núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới.
Núi lửa này tọa lạc tại bờ Nam của đảo, có tuổi từ 300.000 đến 600.000 và nổi lên trên mặt biển khoảng 100.000 năm trước. Với chiều cao hơn 1.200m, núi lửa Kilauea chiếm tới 14% diện tích đảo lớn của Hawaii.
Núi lửa Kilauea từng nhiều lần phun trào trong quá khứ. Mỗi đợt phun trào thường diễn ra trong thời gian dài. Đợt phun trào núi lửa năm 1955 kéo dài trong 3 tháng đã chôn vùi khoảng 20 km2 diện tích hòn đảo dưới nham thạch.
Trong đợt phun trào tháng 12/2012, nham thạch từ núi lửa Kilauea trải rộng trên diện tích 125 km2, chôn vùi 14,3 km đường cao tốc dưới lớp nham thạch dày 35 m.
Vào tháng 7/2018, núi lửa Kilauea đột nhiên thức giấc, phá hủy tổng cộng 671 căn nhà. Các vụ phun trào đã khiến hơn 2.000 cư dân trên đảo phải sơ tán.
Trang Dung (Tổng hợp)