Nguyên nhân khiến lợi nhuận của Mộc Châu Milk bị bào mòn trong quý IV

Nguyên nhân khiến lợi nhuận của Mộc Châu Milk bị bào mòn trong quý IV

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Thứ 6, 27/01/2023 12:28

Mặc dù các khoản ưu đãi giúp cải thiện doanh thu của Mộc Châu Milk nhưng cũng là áp lực khiến lợi nhuận sau thuế của công ty giảm hơn 17% so với quý IV/2021.

Theo báo cáo tài chính mới công bố của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk, UPCoM: MCM), doanh thu thuần trong quý IV của công ty đạt 787 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Mặc dù trong quý ghi nhận mức tăng cao đến từ giá vốn hàng bán nhưng lợi nhuận gộp của Mộc Châu Milk vẫn ghi nhận tăng trưởng 10,6%, đạt 253 tỷ đồng.

Tuy vậy, dưới áp lực của các khoản chi phí tăng cao, đặc biệt là chi phí bán hàng, tăng 24%, từ 146 tỷ đồng trong quý IV/2021 lên 181 tỷ đồng trong quý IV/2022 dẫn đến lợi nhuận sau thuế của Mộc Châu Milk giảm 17,2%, xuống chỉ còn 72,6 tỷ đồng.

Theo lý giải từ phía Mộc Châu Milk, sự sụt giảm này là do trong quý công ty tăng cường các chương trình khuyến mại, trưng bày, hỗ trợ nhà phân phối để thúc đẩy doanh thu. Ngoài ra, quý IV/2022 công ty phát sinh hoạt động thanh lý tài sản cố định lỗ dẫn đến lợi nhuận giảm.

Luỹ kế năm 2022, doanh thu thuần của Mộc Châu Milk đạt 3.133 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2021. Sau khi khấu trừ các chi phí, công ty báo lãi 346 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Kết quả trên đã giúp công ty hoàn thành được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đề ra năm 2022.

Trong năm, nhờ các khoản lãi tiền gửi, lợi nhuận đầu tư ứng vốn đã giúp doanh thu tài chính của công ty được cải thiện, tăng 8% lên 103 tỷ đồng. Mặt khác, Mộc Châu Milk ghi nhận khoản chi phí hơn 1,5 tỷ đồng cho việc xử lý hành chính về đất đai trong khi cùng kỳ năm 2021 không ghi nhận. Ngoài ra, do lỗ thanh lý tài sản cố định dẫn đến khoản chi phí khác trong năm tăng 36% lên 27 tỷ đồng.

Về tình hình tài chính của công ty, tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Mộc Châu Milk ở mức 2.455 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Trong đó tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn với 86%. 

Dư nợ phải trả tính đến cuối năm 2022 là 245 tỷ đồng, giảm 21,7% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn trong kỳ đều giảm, trong đó, nợ ngắn hạn giảm từ 289 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm xuống chỉ còn 237 tỷ đồng vào cuối năm.

Hồ sơ doanh nghiệp - Nguyên nhân khiến lợi nhuận của Mộc Châu Milk bị bào mòn trong quý IV

Diễn biến thị giá cổ phiếu MCM (Nguồn: TradingView).

Theo báo cáo chiến lược năm 2023 của CTCP Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (Mirae Asset) dẫn nghiên cứu của Rabobank cho biết, suy thoái nguồn cung sữa toàn cầu sau 5 quý liên tiếp khả năng kết thúc từ quý IV/2022. 

Mirae Asset nhận định nguồn cung tăng lên nhờ việc Trung Quốc mở cửa trở lại. Sản lượng nhập khẩu sữa Trung Quốc kỳ vọng tăng trở lại sau khi sụt giảm 17%. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu vẫn đang đối mặt với rủi ro suy thoái của các nền kinh tế thế giới. Vì vậy, Mirae Asset cho rằng giá sữa bột nguyên liệu thế giới 2023 sẽ duy trì ngang mức của năm 2021.

Tại một diễn biến khác, theo báo cáo ngành nông nghiệp 2023, các chuyên gia VNDirect kỳ vọng giá bột sữa sẽ tiếp tục giảm và giao dịch ở mức thấp hơn 5% so với năm 2022 khi Trung Quốc tiếp tục chính sách Zero-Covid và sản lượng bột sữa toàn cầu năm 2023 tăng 1,5% so với cùng kỳ. 

Bên cạnh đó, VNDirect cho rằng giá nguyên liệu thấp hơn sẽ bù đắp cho mức ảnh hưởng từ biến động tỷ giá đến biên lợi nhuận gộp trong 2023. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đang vay ngắn hạn chủ yếu bằng đồng USD tại ngân hàng với lãi suất thả nổi, chiếm 98% tổng nợ vay ngắn hạn. Do đó, chi phí tài chính của doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể trong giai đoạn 2022-2023.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.