1. Nguyên nhân bé bị sổ mũi xanh
Tình trạng bé bị sổ mũi xanh nếu không giải quyết đúng mức có thể làm cho trẻ khó chịu, ngủ không yên giấc, cơ thể không được phục hồi sức khỏe, thức dậy sẽ uể oải. Với trẻ đã đi học thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì nghẹt mũi ảnh hưởng nhiều hơn.
– Ngay khi phát hiện có sự xâm nhập bất hợp pháp của một “vị khách” không mời mà đến nào đó, ví dụ như vi khuẩn, nấm mốc… cơ thể sẽ tiết ra các tế bào hạt có màu xanh để chống lại chúng. Kết quả là xuất hiện tình trạng sổ mũi xanh, và chúng thường là báo hiệu của các bệnh lý như viêm mũi, viêm xoang.
– Sổ mũi xanh dễ khiến trẻ khó thở, khò khè, bú khó… là do nhiều nguyên nhân như viêm họng, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm phổi…
– Bé bị sổ mũi xanh kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ vì do đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa…
2. Cách điều trị cho bé bị sổ mũi xanh
– Ngay khi trẻ có dấu hiệu bệnh, phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách vệ sinh môi trường xung quanh bé để tạo không gian thoáng, ấm, ít bụi bặm, không khói thuốc, khói bếp… Áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả), dễ tiêu (nấu nhừ, thay thịt bằng cá, tôm…) và chia làm nhiều lần. Ngoài ra có thể áp dụng các phương pháp dân gian trị cảm như dùng các loại lá tía tô, kinh giới, hành… thái nhỏ vào món cháo của trẻ (nếu trẻ có thể ăn được).
– Khi thấy trẻ bị sổ mũi xanh thì nên rửa mũi cho con thường xuyên bằng nước muối sạch (để con nằm nghiêng, bơm xilanh nước muối vào lỗ mũi trên để cho nước muối chảy ra ở lỗ mũi dưới, rồi làm tiếp bên kia tương tự, bơm nhẹ tay và đều nếu trẻ còn nhỏ) và sử dụng các loại thuốc chống tắc mũi vào ban đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Massage mũi: Đây là bí quyết giúp trẻ mau hết sổ mũi, nghẹt mũi mà nhiều mẹ không biết. Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, dây dây vài phút, ngày 3-4 lần, sẽ thấy hiệu quả cực kỳ. Khi con bị nghẹt mũi, khó thở. Mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày sẽ giúp con có thể thở dễ dàng.
– Thoa dầu tràm – khuynh diệp Ích Nhi vào lòng bàn chân: Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi xanh, mẹ cần làm ngay việc xoa dầu tràm – khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhất là với trẻ sơ sinh. Sau đó thoa ngực, bụng và sau lưng con.
– Cho con uống nước lá húng quế và tỏi nướng: Dùng 1/2 củ tỏi (chọn tỏi VN củ có tép nhỏ nha), nướng vừa vàng tới cho dậy mùi, bóc vỏ, giã nhuyễn. Lấy 10 – 15 lá húng quế, giã nhỏ ra trộn chung với tỏi nướng, cho 1-2 thìa cafe nước sôi vào, chắt lấy nước, cho con uống ngày 2-3 lần như vậy (mỗi lần là lượng lá như trên) sẽ giúp con giảm sổ mũi nhanh hơn.
– Khi thấy trẻ sốt cao kéo dài không khỏi hay nước mũi chuyển sang đặc sánh và có màu vàng, xanh… cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Ngoài ra, cha mẹ cần áp dụng cho trẻ những cách phòng bệnh đơn giản như cho trẻ ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, rửa tay thường xuyên, giữ ấm cho trẻ và giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ…. đế tình trạng bé bị sổ mũi xanh không tái phát. Cha mẹ cũng cần trang bị cho mình những kiến thức căn bản về nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị sổ mũi xanh nêu trên. Chúc bé nhà bạn có một sức khỏe tốt!
Lê Hương