Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu 7 xu hướng thế giới

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu 7 xu hướng thế giới

Thứ 7, 16/11/2013 09:30

Ở thời điểm hiện tại, khi hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 chưa được giải quyết triệt để, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nhận ra 7 xu hướng thay đổi trong diện mạo của thế giới.

Ngày 15/11, hội nghị “APEC trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của thế kỷ 21” đã được tổ chức long trọng tại Hà Nội với sự góp mặt của nhiều vị khách mời cấp cao cùng 120 đại biểu trong và ngoài nước.

Tham dự Hội nghị, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã có bài chia sẻ sâu sắc về các xu hướng đang hình thành trên thế giới và những điểm đáng chú ý đối với APEC trong quá trình hợp tác, phát triển kinh tế.

Bất động sản - Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu 7 xu hướng thế giới
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan phát biểu tại Hội nghị.

Theo ông, mỗi khi có sự kiện lớn diễn ra, thế giới lại khoác lên mình một diện mạo mới. Và ở thời điểm hiện tại, khi hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 chưa được giải quyết triệt để, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nhận ra 7 xu hướng thay đổi trong diện mạo của thế giới.

Thứ nhất: Quá trình tái cấu trúc kinh tế, chuyển đổi mô hình phát triển được chú trọng.

Trong những năm gần đây, các quốc gia đều nỗ lực thực hiện các chính sách cải cách kinh tế. Đặc biệt, quyết định của Hội nghị Trung Ương III khóa 18 của Đảng cộng sản Trung Quốc đã thể hiện rất rõ chủ trương tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Bên cạnh đó, theo ông Vũ Khoan, cả thế giới cũng đã chứng kiến những mô hình kế hoạch hóa nói chung của Liên Xô, mô hình phát triển thị trường tự do ở Hoa Kỳ, thị trường xã hội ở các nước châu Âu. Tuy nhiên, “khủng hoảng 2008 cho thấy các mô hình đó đều gặp phải những thách thức và cần phải điều chỉnh”, ông chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh đây là vấn đề mà APEC cần đưa ra bàn bạc trong các kỳ hội nghị.   

Theo nguyên Phó thủ tướng, APEC cần tính đến xây dựng một mô hình cải cách đạt sự cân bằng giữa phát triển và ổn định, kinh tế và xã hội, giữa phát triển và môi trường.

Thứ hai: Cơ cấu kinh tế thay đổi theo xu hướng toàn cầu.

Ông Vũ Khoan nhận định, hiện nay, thị trường kinh tế ảo đang phát triển nhanh. Trong đó, những hoạt động ảo trong các lĩnh vực như tiền tệ, bất động sản, chứng khoán ngày càng tăng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Do đó, một yêu cầu bức thiết đặt ra là phải giám sát nền kinh tế.

Hơn nữa, khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra song song với sự thay đổi khí hậu, đặt ra vấn đề môi trường gay gắt. Một minh chứng gần đây nhất là siêu bão Haiyan đã để lại hậu quả nặng nề cho Philippines, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng không đến nỗi tàn phá.

Từ đó, ông nêu lên nhu cầu về tính bền vững trong nền kinh tế cũng như sự xuất hiện và  phát triển của kinh tế xanh.

Bất động sản - Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu 7 xu hướng thế giới  (Hình 2).

Các đại biểu tham dự Hội nghị "APEC trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của thế kỷ 21"

Thứ ba: Thị trường đóng vai trò rất quan trọng trong thời gian dài.

Điều này đòi hỏi hình thành mối tương quan giữa nhà nước và thị trường.

Thứ tư: Nội nhu các nước ngày càng tăng.

Theo ông Vũ Khoan, những năm 60-70s, nhiều quốc gia chuyển từ chú trọng nhập khẩu sang xuất khẩu, do đó xuất hiện những con rồng, con hổ châu Á như Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu và vòng đàm phán Đô-ha trì trệ, nhiều quốc gia đã đẩy mạnh nội nhu, tạo đà cho tự do hóa thương mại. Đây vừa là cơ hội, nhưng cũng là thách thức lớn đối với APEC.

Ông khẳng định, “cần phải đảm bảo cân bằng nội nhu - ngoại nhu, giữa bảo hộ và tự do hóa. Nếu không quản lý khéo, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch sẽ trở lại”.

Thứ năm: Thế giới đang có sự chuyển dịch sức mạnh các quốc gia và vị trí các khu vực.

Theo nguyên Phó thủ tướng, ba đầu tàu kinh tế là Mỹ - Nhật - châu Âu đã từng đóng vai trò nhất định trong bộ mặt kinh tế thế giới. Những hiện nay, bên cạnh những “đầu tàu kinh tế” đó còn có sự xuất hiện của nhóm nền kinh tế mới nổi. Trong đó các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga đang ngày càng khẳng định tiếng nói và vị thế của mình trên thế giới.

Thứ sáu: Nền kinh tế đang chứng kiến sự chuyển dịch của đồng tiền.  

Thuật ngữ “rắn tiền tệ” được sử dụng từ những năm 1970 nhằm giữ cho tỉ giá giữa các đồng tiền của mình chỉ biến động trong những giới hạn rất nhỏ, bắt đầu với đồng Euro. Nhưng ngày nay, đồng nhân dân tệ cũng bắt đầu thực hiện được các thanh toán quốc tế.

Thứ bảy: Biến đổi khí hậu đang là một vấn đề bức thiết của toàn thế giới.

Ông Vũ Khoan nhận định: “Biến đổi khí hậu không còn là hiện tượng thiên nhiên, mà là hiện tượng chính trị, xã hội. Khí hậu đã trở thành điểm nóng trong nhiều chương trình nghị sự hợp tác quốc tế.”

Do đó, theo ông, các thành viên APEC cần đặc biệt chú ý tới vấn đề khí hậu trong hợp tác phát triển, hay như đã được nhắc đến ở trên, là chú trọng phát triển nền “kinh tế xanh”.

Bất động sản - Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu 7 xu hướng thế giới  (Hình 3).

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan trả lời phỏng vấn.

Cùng ngày, trả lời phỏng vấn về chính sách ngoại giao trong tương lai, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho biết. “Chúng ta cần thực hiện ngoại giao trong 5 lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng-an ninh và khí hậu”.

Nói về thực trạng nắm bắt tình hình kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam, ông cho rằng: “Nhà nước chưa có các công tác thông tin tỉ mỉ tới các doanh nghiệp, nhưng mặt khác, các doanh nghiệp cũng chưa chủ động nắm bắt tình hình kinh tế.” Như vậy, cả nhà nước và các doanh nghiệp đều cần phải chủ động hơn nữa trong việc nắm bắt, thực hiện các chính sách và hoạt động kinh tế.

Theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về các vấn đề kinh tế nói chung nhưng chủ yếu về ASEAN, WTO. Hội nghị về APEC lần này là sự bổ sung vào thiếu sót đó, đồng thời có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 15 năm Việt Nam tham gia APEAC và sẽ đăng cai là nước chủ nhà APEC 2017. 

Thùy Ngân

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.