Cụ thể, so với năm ngoái, thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Đại Nam năm nay bằng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia và xét học bạ tăng đến 200%. Trong đó, các ngành Dược học, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành… có xu hướng tăng lên rõ rệt.
Việc tăng số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH ngoài công lập cho thấy ranh giới giữa trường công lập - ngoài công lập đang ngày càng rút ngắn so với trước kia. Minh chứng ở con số tuyển sinh chọn NV1 trực tiếp vào các trường Đại học ngoài công lập tăng lên rất nhiều.
Lý giải hiện tượng này, TS. Lương Cao Đông – Hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam cho biết, xu hướng vào học tập tại các trường đại học ngoài công lập thể hiện sự tin tưởng của người học vào chất lượng đào tạo của các trường đại học ngoài công lập ngày càng tăng cao. Thực tế, Đại học Đại Nam đào tạo theo định hướng ứng dụng, học để làm việc. Nhiều sinh viên các ngành đào tạo đã tìm được việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và hầu hết các sinh viên đã tốt nghiệp các khóa trong những năm vừa qua đều đã tìm kiếm được việc làm, thu nhập tốt. Theo báo cáo tình hình việc làm của sinh viên kèm theo Công văn số 4806/BGDĐT-GDĐH ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Đại Nam đã công bố tỷ lệ sinh viên đại học chính quy tốt nghiệp có việc làm là 91.9% năm 2015 và gần 90% năm 2016. Trong 2 năm liền 2015 và 2016, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp các ngành có việc làm rất cao. Đặc biệt là các ngành Quan hệ công chúng – truyền thông, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Tiếng Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, 100% sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm.
Đat được kết quả đó là do Đại Học Đại Nam đã kiên trì các mục tiêu mà sinh viên của nhà trường sau khi tốt nghiệp phải đạt được, cụ thể hóa như sau:
1. Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu ứng dụng thực tế của các nhà tuyển dụng. Để cụ thể hóa mục tiêu này nhà trường chú trọng gắn đào tạo cơ sở lý luận với thực tiễn tại các doanh nghiệp, trang bị các phòng thí nghiệm thực hành với thiết bị hiện đại đáp ứng cho học tập và nghiên cứu khoa học.
2. Tiếng Anh và Kỹ năng mềm là hai lĩnh vực được trường Đại học Đại Nam đặc biệt chú trọng. Nhằm giúp sinh viên có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động hợp tác quốc tế về chuyên ngành nhằm nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, đạt chuẩn đầu ra TOEIC.
3. Sinh viên Đại Nam ngay từ năm học đầu tiên đã được rèn luyện nhân cách, lối sống, bản lĩnh sống và làm việc trong môi trường xã hội hiện đại thông qua trại đào tạo kỹ năng của nhà trường, tham gia nhiều hoạt động từ thiện, hoạt động cộng đồng xã hội.
Trong những năm qua, trường Đại học Đại Nam đã chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên cả về số và chất lượng. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ giảng dạy trẻ trên cơ sở một mặt phát triển về số lượng, mặt khác tạo điều kiện học tập để không ngừng nâng cao trình độ. Thày cô thân thiện, luôn gần gũi gắn kết với sinh viên, chia sẻ giúp đỡ các em cả trong việc học tập lẫn các vấn đề trong cuộc sống.
Đại học Đại Nam đã hợp tác với nhiều trường Đại học quốc tế để tạo điều kiện cho sinh viên của mình được nâng cao kiến thức và tạo cơ hội việc làm cho các em đến các quốc gia này học tập và làm việc, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức…
Có thể thấy rằng, mô hình đào tạo ngoài công lập đã và đang mang lại nhiều nét tươi mới trong hệ thống giáo dục của nước ta. Tuy nhiên để việc lựa chọn theo học tại các trường ngoài công lập trở thành một xu thế và đem lại hiệu quả hơn nữa thì đòi hỏi phải có một chính sách vĩ mô đồng bộ: cho tất cả các trường tự chủ, nhà nước không bao cấp. Các trường phải được cạnh tranh sòng phẳng và bình đẳng như vậy thì giáo dục đại học mới thật sự có đột phá nâng cao chất lượng.
Hoàng Trang