Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2015), PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam về vấn đề bảo vệ phóng viên, nhà báo trong tác nghiệp báo chí.
Trước hàng loạt vụ phóng viên, nhà báo bị đe đọa, hành hung khi tác nghiệp, theo ông, có cần thêm quy định nào để bảo vệ phóng viên khi tác nghiệp không?
ĐBQH Hà Minh Huệ: Luật Báo chí đã quy định, nhà báo có quyền tác nghiệp, không ai có quyền cản trở, đe dọa nhà báo hoạt động. Nếu ai đi ngược lại điều này là đã vi phạm và sẽ bị xử lý bằng pháp luật. Vừa qua, tại TP.HCM đã xảy ra vụ hai phóng viên báo Giao thông bị các đối tượng hành hung. Sau đó, Hội Nhà báo Việt Nam đã chỉ đạo văn phòng đại diện tại TP. HCM đến báo Giao thông nắm tình hình, cùng với các cơ quan chức năng tìm hiểu, làm rõ thêm vụ việc. Tôi hy vọng, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, sự việc này sẽ được giải quyết.
Thời gian qua, trong cả nước cũng đã xảy ra nhiều vụ nhà báo bị hành hung. Hội Nhà báo Việt Nam với chức năng là cơ quan bảo vệ quyền lợi lợi ích hợp pháp khi tác nghiệp đã có trách nhiệm yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, Hội cũng giáo dục hội viên làm đúng và tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
ĐBQH Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam
Các hội viên chủ động liên hệ với Hội Nhà báo Việt Nam để thông tin về các vụ hành hung, cản trở hay Hội tự tìm hiểu thưa ông?
ĐBQH Hà Minh Huệ: Chúng tôi có hai nguồn. Một là, các cơ quan báo chí trực tiếp gửi văn bản lên đề nghị. Hai là, chúng tôi thông qua các kênh thông tin đại chúng để nắm các vụ việc. Với chức trách của mình, Hội