Nhà báo bị thu hồi thẻ trong các trường hợp nào?

Nhà báo bị thu hồi thẻ trong các trường hợp nào?

Thứ 5, 27/12/2012 23:55

Nghị định 84 về kỷ luật cán bộ công chức, không có quy định thu hồi thẻ nhà báo là hình thức kỷ luật. Bộ luật hình sự không có quy định quy định việc thu hồi thẻ nhà báo.

Mới đây các báo đều đăng tin, bài về việc cơ quan CSĐT (Công an TP Hồ Chí Minh) đã thi hành lệnh bắt, khám xét đối với Nguyễn Văn Khương (tức phóng viên Hoàng Khương, báo Tuổi trẻ) để điều tra làm rõ về hành vi "đưa hối lộ".

Trước đó, cảnh sát đã có văn bản gửi Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị thu hồi thẻ nhà báo của PV Hoàng Khương. Ban biên tập báo Tuổi trẻ đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với PV Hoàng Khương vì có sai sót nghiệp vụ...

PV Hoàng Khương đã bị khởi tố điều tra trong vụ án "nhận hối lộ”, "môi giới hối lộ" và "đưa hối lộ". Có tờ báo đăng tải quan điểm cho rằng cần phải xử lý hình sự đối với phóng viên về tội đưa hối lộ để đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật.

Cũng nhiều tờ báo khác cho rằng PV Hoàng Khương chỉ vi phạm nghiệp vụ báo chí, mục đích của PV trong sáng, không gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là có ích cho cộng đồng trong công cuộc chống tham nhũng... nên chỉ cần “ rút kinh nghiệm hoặc xử lý hành chính theo Luật báo chí là đủ ".

Pháp luật - Nhà báo bị thu hồi thẻ trong các trường hợp nào?

Bài viết của nhà báo Hoàng Khương đăng tải trên báo Tuổi trẻ hồi tháng 7 năm ngoái

Theo pháp luật, PV Hoàng Khương có phạm tội hay không cần phải chờ phán quyết có hiệu lực của Tòa án theo quy định của BLTTHS. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ trao đổi về các trường hợp “thu hồi thẻ “,“ tước thẻ “ nhà báo, pháp luật quy định ra sao?

Khoản 2 điều 28 Luật báo chí quy định: Người đứng đầu cơ quan báo chí, nhà báo, người hoạt động nghiệp vụ báo chí khác vi phạm các quy định tại khoản 1 điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, việc "thu hồi thẻ nhà báo" là một hình thức xử l ý vi phạm pháp luật đối với báo chí mà cụ thể là nhà báo. Vậy “thu hồi thẻ nhà báo” là hình thức xử phạt chính trong xử l ý kỷ luật hành chính, xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự?

Nghị định 84 về kỷ luật cán bộ công chức, không có quy định thu hồi thẻ nhà báo là hình thức kỷ luật. Bộ luật hình sự không có quy định quy định việc thu hồi thẻ nhà báo.

Nghị định số 02/2011/NĐ - CP ngày 06/01/2011 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản quy định “Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo có thời hạn hoặc không thời hạn “ là hình thức xử phạt bổ sung.

Theo Thông tư của Bộ Văn hóa-Thông tin số 07/2007/TT-BVHTT ngày 20/3/2007 “Hướng dẫn cấp đổi và thu hồi thẻ nhà báo”, quy định: Người được cấp Thẻ nhà báo bị thu hồi Thẻ nhà báo trong các trường hợp:

a) Bị cơ quan tố tụng quyết định khởi tố bị can; b) Bị cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc bị khiển trách hai lần liên tục trong hai năm; c) Vi phạm các quy định về hoạt động nghiệp vụ báo chí, thông tin trên báo chí, sử dụng Thẻ nhà báo không đúng mục đích gây hậu quả nghiêm trọng; d) Bị kỷ luật buộc thôi việc tại cơ quan báo chí.

Pháp luật - Nhà báo bị thu hồi thẻ trong các trường hợp nào? (Hình 2).

Cảnh khu phố nơi nhà báo Hoàng Khương sinh sống vào buổi chiều 2/1 - Ảnh: D.Đ.Minh (Thanh Niên)

Người bị thu hồi thẻ nhà báo chỉ được xét cấp lại thẻ sau một (1) năm, kể từ ngày có quyết định thu hồi đối với trường hợp vi phạm quy định tại tiết b, tiết c, tiết d điểm 9.1 khoản 9 mục II; sau ba năm, kể từ ngày có quyết định xóa án đối với trường hợp vi phạm quy định tại tiết a điểm 9.1 khoản 9 mục II của Thông tư này.

Căn cứ thu hồi thẻ tại tiết a: Trong mọi trường hợp nhà báo bị khởi tố bị can, không cần chờ phán quyết của tòa án có hiệu lực pháp luật, cơ quan có thẩm quyền có quyền thu hồi ngay thẻ nhà báo.

Cũng theo thông tư này, người bị thu hồi chỉ được trả lại thẻ khi có quyết định xóa án. Quy định này đã xác định nhà báo bị khởi tố là thu thẻ nhà báo nên chỉ giải quyết trả lại thẻ cho nhà báo sau 3 năm có quyết định xóa án, còn các quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án và bản án tuyên bố bị cáo không có tội thì thông tư không để cập đến.

Căn cứ thu hồi thể tại tiết c: “Vi phạm các quy định về hoạt động nghiệp vụ báo chí, thông tin trên báo chí, sử dụng thẻ nhà báo không đúng mục đích gây hậu quả nghiêm trọng; (trường hợp này có thể nhà báo không bị xử phạt hành chính, không bị xử l ý hình sự, không bị kỷ luật cảnh cáo trở lên) cũng bị thu hồi thẻ nếu gây hậu quả nghiêm trọng).

Tuy nhiên trường hợp nào là gây “hậu quả nghiêm trọng” để làm căn cứ thu hồi thẻ thì chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Về chế định "thu hồi thẻ" có thời hạn, Nghị định số 02/2011/NĐ - CP ngày 06/01/2011 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản quy định "Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo có thời hạn hoặc không thời hạn" là hình thức xử phạt bổ sung.

Trong khi đó, theo thông tư 07, nhà báo bị xử l ý hình sự được trả lại thẻ sau 3 năm, kể từ ngày có quyết định xóa án. Như vậy, có thể hiểu trường hợp nhà báo vi phạm hành chính thì bị tước quyền sử dụng thẻ nhà báo không thời hạn, còn vi phạm luật hình sự chỉ bị thu hồi thẻ có thời hạn?

Thẻ nhà báo có phải là "chứng chỉ hành nghề báo" hay "giấy phép hành nghề báo" để áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng vĩnh viễn - là hình phạt bổ sung trong quy định xử phạt vi phạm hành chính?

Luật sư Nguyễn Hồng Hà (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Khánh Hòa)


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.