Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Người tiên tri về quần đảo bão tố Trường Sa
Có lẽ đến nay, Trần Đăng Khoa là một trong số ít nhà thơ viết nhiều nhất và thành công nhất về Trường Sa - quần đảo bão tố, nơi những người lính đang phải ngày đêm đối mặt với hiểm nguy, trụ vững nơi đầu sóng, ngọn gió để bảo vệ từng tấc đất, từng thước biển thiêng liêng của Tổ quốc. Anh đã có thời gian là lính hải quân có mặt ở quần đảo này và là nhà thơ đầu tiên có thơ về Trường Sa.
Ở bài viết này, tôi muốn khảo sát toàn bộ mảng thơ viết về quần đảo bão tố này của Trần Đăng Khoa và những đóng góp của anh cho thơ Việt Nam đương đại ở đề tài biển - đảo đang là mối quan tâm đặc biệt của cả dân tộc trong những năm tháng này.
Ngay trong bài thơ đầu tiên viết về Trường Sa đầu những năm 80 của thế kỷ trước, có thể nói với cái nhìn tiên tri của nhà thơ, Trần Đăng Khoa đã thấy trước cuộc chiến bảo vệ Trường Sa sẽ rất khốc liệt trong thời điểm:
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng.
Chỉ tám năm sau, trận chiến đấu tại Gạc Ma, Trường Sa năm 1988, sự hy sinh anh dũng của 64 chiến sỹ hải quân trong mưa đạn quân thù đã minh chứng cho lời thơ đau đớn ấy. Chắc tác giả cũng không lý giải được vì sao trong bài Thơ tình người lính biển - một bài thơ tình yêu da diết của mình lại đột ngột hiện lên hai câu thơ đầy dự cảm xót xa ấy.
Chưa dừng ở đó, trong bài thơ tiếp theo Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn viết năm 1981 (đạt giải Nhất cuộc thi báo Văn Nghệ năm 1982), Trần Đăng Khoa đã vẽ lên hình ảnh đầy gian lao của những người lính biển:
Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn
Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy
Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy
Nơi cơn mưa thăm thẳm x