Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng

Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng

Lê Công Thành

Lê Công Thành

Thứ 2, 05/10/2020 19:00

Khi những vết nứt toác trên các tường nhà chưa kịp sửa sang vì kinh phí đền bù không đủ thì nay lại xuất hiện thêm những vết nứt của sự xuống cấp ở ngay chính cây cầu mà người dân vùng sông nước xã Vinh Hà (Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) đã đặt bao kỳ vọng…

Những nụ cười ra nước mắt

Sông Đại Giang ở Thừa Thiên-Huế vốn là con sông đào thời kỳ nhà Nguyễn, chảy qua thị xã Hương Thủy (huyện Phú Vang) rồi nhập vào đầm Hà Trung, một phần của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, góp phần cung cấp nước tưới cũng như thau chua rửa mặn cho những cánh đồng nơi đây.

Tuy nhiên, con sông lại vô tình chia cắt một phần thôn 2 (xã Vinh Hà) với trung tâm thị trấn huyện lị, khiến một số người dân ở thôn 2 bên kia sông lâu nay vẫn thường rất vất vả để sang sông mỗi lần có công việc hoặc cho con cái học hành.

Chính vì vậy, khi có dự án mở rộng, nâng cấp đoạn cống nối 2 bờ sông này thành một cây cầu, người dân hết sức vui mừng. Mừng vì sẽ thoát khỏi những lầy lội khi mùa mưa về, mừng vì dự án còn đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt cấp nước tưới cho hàng nghìn héc-ta đất nông nghiệp phía thượng lưu.

Vui mừng là vậy, nhưng vào những ngày giữa tháng 3/2020, khi dự án này đang được triển khai, người viết lại nhận được đơn kêu cứu của những hộ dân sống ở khu vực thôn 2 về việc nhiều ngôi nhà tọa lạc  gần công trình xuất hiện các vết nứt toác ở trần, tường, bậc thềm, sân…

Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng

Những người dân bị ảnh hưởng nứt nhà phản ánh với PV hồi giữa tháng 3/2020.

Vào cuộc xác minh, PV tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật ghi nhận có 5 ngôi nhà của 5 hộ dân nơi đây gồm hộ các ông Lê Mạnh, Lê Hùng, Nguyễn Mệnh, Lê Chạy và bà Dương Thị Thỏn xuất hiện rất nhiều vết nứt mà họ cho rằng, nguyên nhân là do việc thi công đóng các trụ cầu gần đó làm rung chuyển nền đất. Và dù phía chủ đầu tư đã thừa nhận và cho người về kiểm tra, nhưng sau nhiều tháng việc đền bù thiệt hại cho người dân vẫn bỏ ngỏ.

Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 2).
Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 3).
Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 4).
Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 5).

Một trong những vết nứt toác trong các ngôi nhà của 5 hộ dân.

Thời điểm ấy, tìm hiểu của PV, cây cầu này là hạng mục của công trình nâng cấp, mở rộng Cống Quan thuộc dự án thành phần nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang (huyện Phú Vang) được đầu tư 39 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA, do ban Quản lý dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh Miền Trung – Khoản vay bổ sung tỉnh Thừa Thiên-Huế làm chủ đầu tư. Ban này thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đơn vị thi công là công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa.

Ngay sau đó, PV đã  liên hệ với ban Quản lý này. Lúc ấy, ông Trương Văn Giang - Giám đốc ban Quản lý - thừa nhận, việc thi công hạng mục nâng cấp, mở rộng Cống Quan đã khiến cho 5 hộ dân sống gần công trình bị ảnh hưởng. Chủ đầu tư cùng với đơn vị thi công, tư vấn giám sát, thiết kế đã đến kiểm tra thực tế nhưng vẫn chưa xác định được mức độ ảnh hưởng.

“Việc kéo dài xử lý là do chưa thống nhất được mức độ ảnh hưởng cũng như phương án khắc phục nên cần có thêm thời gian theo dõi tình hình rồi mới mời đơn vị giám định chất lượng xây dựng độc lập tiến hành khảo sát”, ông Giang lúc ấy nói.

Ngay sáng hôm sau, vị Giám đốc ban Quản lý  đã mời PV đi cùng đoàn để làm việc với 5 hộ dân thôn 2 bị ảnh hưởng. Tại đây, ông Giang cùng đoàn cho biết, sẽ khẩn trương khảo sát mức độ ảnh hưởng để có chính sách đền bù cho người dân.

Tạm biệt những người dân thôn 2 lúc ấy, trên khuôn mặt của những người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”  không giấu nổi nét gượng mừng. Họ chấp nhận sửa lại những ngôi nhà bị hư hại bằng kinh phí đền bù và cùng kỳ vọng về một cây cầu bắc qua con sông Đại Giang vững chắc, để quên đi những tháng ngày phải sống trong cảnh “bụi bay ngày nắng, lội bùn ngày mưa” khổ sở lâu nay.

Sống trong sợ hãi

Trở lại thôn 2 vào những ngày đầu tháng 10/2020, tức gần 7 tháng từ ngày tạm biệt ấy, từ xa, cảnh cây cầu Cống Quan nổi bật lên cao ráo, sừng sững giữa miền đầm nước thấp trũng.

Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 6).

Cầu Cống Quan nay đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Thế nhưng, thật bất ngờ, khi gặp lại những hộ dân ở thôn 2 từng bị ảnh hưởng vì xây dựng cây cầu, họ vẫn nguyên những lo lắng, thấp thỏm về an toàn của gia đình vì hầu hết vết nứt trên  ngôi nhà vẫn còn vẹn nguyên.

Ông Lê Mạnh - một người trong 5 hộ dân - chia sẻ, với các vết nứt toác ở trần, tường, móng, thềm, sân như thế này, kinh phí sửa chữa chắc bằng đập lại xây mới. Nhưng kinh phí đền bù nhà ông không đủ, chỉ được 30 triệu đồng. Số tiền này, ông Mạnh chỉ tô vá vài vết nứt cho đỡ xấu và chấp nhận sống trong sợ hãi với  những nứt toác lơ lửng trên đầu.

Cùng cảnh ngộ với ông Mạnh, 4 hộ dân còn lại chỉ biết ngậm ngùi nhận số tiền đền bù không đủ để sửa chữa lại căn nhà bị thiệt hại. Xót xa hơn, những người dân sống ở đây chia sẻ, họ chấp nhận sửa chắp vá ngôi nhà ở cả đời bằng số tiền đền bù không đủ, để rồi chứng kiến cảnh cây cầu chỉ mới hoàn thành đã xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp.

Ghi nhận của PV, dù mới hoàn thành từ cuối tháng 6/2020, tức mới chưa đầy 4 tháng đưa vào sử dụng, hai bên phía đấu nối của cây cầu Cống Quan đã xuất nhiều vết nứt toác, đặt gọn cả được 2 - 3 ngón tay.

Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 7).
Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 8).

Những vết nứt 2 bên đầu cầu Cống Quan.

Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 9).

 

Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 10).

Nứt xuất hiện nhiều điểm.

Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 11).
Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 12).

Phía dưới những nhịp cầu nhiều vết nứt bê-tông kéo dài.

Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 13).

Vữa xi măng dễ dàng vỡ vụn, dấu hiệu của việc không đảm bảo kỹ thuật.

Như đã trình bày ở trên, cầu Cống Quan là hạng mục của công trình nâng cấp, mở rộng Cống Quan thuộc dự án thành phần nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang. Dự án khi hoàn thành kỳ vọng sẽ ngăn mặn từ đầm Cầu Hai để tạo nguồn cấp nước tưới và tiêu thoát lũ cho các xã vùng sâu huyện Phú Vang và thị xã Hương Thủy. Đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt cấp nước tưới cho 13.900 ha đất nông nghiệp khu vực Đồng bằng Nam sông Hương và 3.500 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, chống lợ hóa vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai vào mùa khô…

Thế nhưng khi những vết nứt toác trên các tường nhà chưa kịp sửa sang vì kinh phí đền bù không đủ thì nay lại xuất hiện thêm những vết nứt của sự xuống cấp ở ngay chính cây cầu mà người dân vùng sông nước xã Vinh Hà đã đặt bao kỳ vọng.

Những vết nứt hiện hữu nguyên hình trên nhà, ngay cầu có thể bằng cách này hay cách khác vá nối, sửa chữa nhưng vết rạn vô hình của lòng tin và những kỳ vọng thì thật khó để mà khỏa kín, lấp đầy...

Trước tình trạng này, PV liên hệ với ông Trương Văn Giang, lúc này vẫn còn đảm nhận chức vụ  Giám đốc ban Quản lý dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung – Khoản vay bổ sung tỉnh Thừa Thiên – Huế. Qua điện thoại ông Giang nói, đã nắm được tình trạng này và cho biết, ở hai đầu cầu thường sẽ bị lún vì nền cao, hiện đang trong thời gian chờ lún, sau sẽ cho đổ 2 tấm ở 2 đầu.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.