Nhà văn Chu Thơm nêu lý do không nên dùng từ 'thấu cảm' để ra đề thi

Nhà văn Chu Thơm nêu lý do không nên dùng từ 'thấu cảm' để ra đề thi

Đinh Lạc Thành

Đinh Lạc Thành

Thứ 6, 23/06/2017 15:39

Trước những ý kiến trái chiều về từ "thấu cảm" ở đề thi Ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, nhà văn Chu Thơm khẳng định không nên dùng từ 'thấu cảm" để ra đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia.

Sáng 22/6, các thí sinh đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn THPT quốc gia 2017. Bên cạnh việc tìm đáp án dành cho câu hỏi chính liên quan đến bài thơ  Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), câu hỏi nghị luận xã hội về sự thấu cảm (trích trong tác phẩm  Thiện, ác và smartphone - tác giả Đặng Hoàng Giang) cũng được nhiều người quan tâm.

Văn hoá - Nhà văn Chu Thơm nêu lý do không nên dùng từ 'thấu cảm' để ra đề thi

 Đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2017 đề cập đến cậu bé Bồ Đào Nha tại mùa giải Euro 2016 và từ "thấu cảm".

Tiếp đó, phần Làm văn, chủ đề về sự "thấu cảm" tiếp tục với câu hỏi yêu cầu thí sinh trình bày những suy nghĩ về ý nghĩa của sự "thấu cảm" trong cuộc sống. Nhiều ý kiến cho rằng, đề thi cần có sự trải nghiệm và vốn sống thì mới làm được. Hơn nữa, không phải học sinh THPT nào cũng hiểu được từ "thấu cảm" là gì. 

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, nhà văn Chu Thơm cho biết: "Tôi chưa bao giờ viết và gặp từ "thấu cảm", nó không có trong từ điển tiếng Việt. Bây giờ nhiều người thích khoe mẽ lắm, nói những từ... không ai hiểu là gì cả. Thật ra, đây là một từ ghép giữa thấu hiểu và thông cảm, nhưng dùng từ này để ra đề thi cho các em học sinh THPT môn Ngữ văn là không nên. Bởi đề thi dành cho các em phải rất dễ hiểu. Ngay bản thân chúng tôi - những nhà viết kịch, viết văn khi viết tác phẩm, cũng phải lựa chọn những từ trong sáng, dễ hiểu để biết tác giả nói gì. 

Nếu TS Đặng Hoàng Giang viết như thế, thì tôi chịu rồi, bởi những người học cao như Đặng Hoàng Giang sẽ rất thích viết ra những từ cao đạo, "ghê gớm" mà... chả ai hiểu gì. Đề thi Ngữ văn dành cho học sinh THPT chỉ có 120 phút, không khí phòng thi nghiêm ngặt, thì nên ra những đề thi mà mọi học sinh đều hiểu được và làm được bài, đừng để các em hoang mang với đề thi...".

Văn hoá - Nhà văn Chu Thơm nêu lý do không nên dùng từ 'thấu cảm' để ra đề thi (Hình 2).

 Nhà văn - Nhà viết kịch Chu Thơm

Nhà văn Chu Thơm thẳng thắn cho biết thêm: "Trong khi tác giả ngồi phòng máy lạnh để viết sách, nghĩ ra những từ khó hiểu, thì các em học sinh đang ở trong thời tiết nóng nực để làm bài với một từ khó hiểu, vậy vai trò của bộ Giáo dục và Đào tạo đâu? Tôi cá rằng, bản thân người trưởng thành, có vốn hiểu biết cũng thấy từ "thấu cảm" rất trúc trắc, mông lung.

Đề thi Ngữ văn dành cho học sinh THPT năm nay được trích dẫn từ tác phẩm Thiện, Ác và Smartphone của Đặng Hoàng Giang với từ "thấu cảm" là chưa phù hợp. Viết sách thì nên dùng những từ ai cũng hiểu được, nếu không, sách xuất bản cho ai đọc? Tôi thấy, thời nay, ngụy quân tử nhiều quá. Tôi thường bảo bạn bè, cây trúc quân tử đã có rồi, sao giờ lại thêm cả tre quân tử nữa? Dùng những từ đến người lớn cũng không hiểu thì làm hỏng cả đầu óc của những em học sinh mới lớn...". 

Đồng quan điểm, cô giáo Ngoại ngữ Lê Hồng chia sẻ: "Trong tiếng Anh, từ "empathy" và trong tiếng Pháp từ "empathie" đều được dịch là "đồng cảm" chứ không phải là "thấu cảm"! Cũng như "Social Empathy" là "Đồng cảm xã hội", chứ không phải "thấu cảm xã hội"... Vậy nên, từ "thấu cảm" trong đề thi môn Ngữ văn sẽ làm cho nhiều em học sinh khó hiểu và lo lắng...".

Xem toàn cảnh: Kỳ thi THPT Quốc gia 2017


Lạc Thành

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.