Nhà văn hoá Xuân Nguyên nói gì về đề xuất dựng tượng rùa 10 tấn?

Nhà văn hoá Xuân Nguyên nói gì về đề xuất dựng tượng rùa 10 tấn?

Đinh Lạc Thành

Đinh Lạc Thành

Thứ 5, 30/03/2017 05:37

Trước đề xuất dựng tượng rùa 10 tấn ở hồ Gươm, các nhà văn hoá , kiến trúc sư phản ứng thế nào?

Mới đây, ông Tạ Hồng Quân – một cán bộ làm việc tại Hà Nội đã trình lên UBND TP.Hà Nội đề án Đúc biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm đặt tại khu vực phố đi bộ. Theo đề án, tượng rùa hồ Hoàn Kiếm sẽ được thực hiện bằng chất liệu đồng nguyên chất và vàng, dài 2,5 m; cao 3,5 m và nặng khoảng 6-10 tấn đồng. 

Tác giả đề xuất hai phương án đặt rùa, tại ngã tư Hàng Khay - Đinh Tiên Hoàng hoặc tại vườn hoa nhìn sang tượng đài Lý Công Uẩn. Kinh phí đúc tượng được huy động xã hội hóa. 

Sự kiện - Nhà văn hoá Xuân Nguyên nói gì về đề xuất dựng tượng rùa 10 tấn?

 Các vị trí đề xuất đặt tượng rùa ở khu vực hồ Gươm

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, nhà phê bình – nhà văn hoá Phạm Xuân Nguyên cho biết: “Tôi cho rằng, Hồ Gươm và vùng quanh Hồ Gươm là một di tích văn hoá, lịch sử mang tính linh thiêng trong tâm thức của người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung. Vì vậy, mọi vấn đề xây dựng, cải tạo các công trình phải hết sức cẩn trọng. Các đề xuất phải bảo đảm được sự tôn vinh văn hoá, hài hoà với cảnh quan. Các việc như: Trang trí, chăm sóc cây cối, hay quét vôi tháp Rùa cũng phải có ý kiến và đồng thuận của các nhà văn hoá. Do đó, đề xuất dựng tượng rùa vàng cũng cần có ý kiến của các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu văn hoá, những người am hiểu Hà Nội".

Sự kiện - Nhà văn hoá Xuân Nguyên nói gì về đề xuất dựng tượng rùa 10 tấn? (Hình 2).

 Nhà phê bình- nhà văn hoá Phạm Xuân Nguyên.

"Bản thân tôi thấy không nên dựng tượng ở Hồ Gươm vì cụ rùa là con vật mang tính huyền thoại, để cụ rùa cứ lấp loáng dưới mặt nước, gắn liền với sự tích trả gươm thì hợp hơn. Thêm nữa, chúng ta đã có rùa tiêu bản trong đền Ngọc Sơn, có tháp Rùa ở giữa Hồ Gươm rồi nên việc dựng tượng rùa như đề xuất vừa qua là không hợp lý” - ông Phạm Xuân Nguyên thẳng thắn.

Kiến trúc sư (KTS) Phạm Thanh Tùng - Chánh văn phòng hội KTS Việt Nam cho biết: “Theo tôi, việc đặt một biểu tượng lớn như vậy vào không gian Hồ Gươm cần phải xem lại, tìm một vị trí nào đó phù hợp hơn. Bởi vì, xung quanh hồ hiện nay các kiến trúc đã hài hoà rồi, việc đưa các công trình khác vào là không hợp lý. Bởi, giữa hồ đã có tháp Rùa, ở vườn hoa Lý Thái Tổ đã có tượng đài Lý Công Uẩn, rồi xung quanh đã có tháp Hoà Phong, đền Ngọc Sơn, rồi Bút tháp – Đài nghiên… Những biểu tượng đó đã tạo cho Hồ Gươm không gian văn hoá – tâm linh. Nếu muốn đưa thêm biểu tượng nữa, cần phải thận trọng. Tôi hiểu ý người đề xuất muốn dựng tượng cụ rùa vì muốn lưu lại biểu tượng văn hoá này cho con cháu”.

Sự kiện - Nhà văn hoá Xuân Nguyên nói gì về đề xuất dựng tượng rùa 10 tấn? (Hình 3).

 Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng hội Kiến trúc sư Việt Nam.

“Tôi cho rằng, cái gì là truyền thuyết thì không nên cụ thể hoá, hoặc muốn đặt, thì có thể đặt ở không gian khác, không nhất thiết phải là Hồ Gươm. Hiện nay, chúng ta đã có tượng Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh gần đền Bà Kiệu. Hồ Gươm rất chật chội, không cần đưa thêm cái gì vào nữa. Lần trước, người ta định đưa hình ảnh phác thảo phim Kong: Skull Island đã không hợp lý rồi. Chúng ta không nên khai thác gì ở không gian Hồ Gươm nữa, mà nên chăm sóc tốt những gì đã có, cho dù là xã hội hoá thì cũng rất tốn kém” - ông Tùng bộc bạch.

Lạc Thành

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.