Nhận 70.000 USD của doanh nghiệp, nữ phóng viên đối mặt mức án nào?

Nhận 70.000 USD của doanh nghiệp, nữ phóng viên đối mặt mức án nào?

Nguyễn Thị Thúy

Nguyễn Thị Thúy

Thứ 5, 20/12/2018 12:09

Bị bắt do nghi có dấu hiệu “tống tiền” 70.000 USD của doanh nghiệp, nữ phóng viên báo Thương hiệu & Công luận có thể đối mặt mức án lên tới 20 năm tù.

Mới đây, Công an tỉnh Bắc Giang đã bắt giữ bà Đào Thị Thanh Bình (SN 1978, trú tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội), phóng viên báo Thương hiệu & Công luận vì nghi có dấu hiệu tống tiền 70.000 USD của công ty TNHH LEXSHARE- ICT Việt Nam có trụ sở ở tỉnh Bắc Giang.

Góc nhìn luật gia - Nhận 70.000 USD của doanh nghiệp, nữ phóng viên đối mặt mức án nào?

Phóng viên Đào Thị Thanh Bình.

Trước đó, phóng viên Bình đề xuất ban biên tập về việc thu thập thông tin viết bài về khu nhà ở của công nhân tại Bắc Giang. Thấy nhu cầu xây nhà ở cho công nhân là cần thiết nên tòa soạn cấp giấy giới thiệu cho phóng viên đến gặp công ty, ban Quản lý khu công nghiệp Bắc Giang và UBND tỉnh Bắc Giang để tìm hiểu.

Theo điều tra sơ bộ, phóng viên này đòi 100.000 USD nhưng doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ số tiền này. Dẫn nguồn từ cơ quan chức năng cho biết, một người môi giới đề xuất chi cho phóng viên 100.000 USD. Sau đó, bà Bình trực tiếp mặc cả xuống còn 70.000 USD. Thời điểm bắt giữ, cảnh sát thu giữ tang vật khoảng 70.000 USD (tương đương hơn 1,6 tỷ đồng).

Qua theo dõi thông tin đăng tải trên báo chí, luật sư Nguyễn Trung Tiệp – công ty Luật Dragon cho rằng: Hành vi của nữ phóng viên có khả năng cấu thành tội Cưỡng đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 170, BLHS năm 2015.

Góc nhìn luật gia - Nhận 70.000 USD của doanh nghiệp, nữ phóng viên đối mặt mức án nào? (Hình 2).

Luật sư Nguyễn Trung Tiệp – công ty Luật Dragon.

Theo đó, tội Cưỡng đoạt tài sản được hiểu là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.

Các hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác, được hiểu là dùng các thủ đoạn gây áp lực rất lớn về tinh thần của người bị hại, buộc họ phải giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra. Các thủ đoạn thường sử dụng là lợi dụng những lỗi lầm, khuyết điểm của người bị hại mà người phạm tội biết được để đe doạ sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của họ.

Về mặt chủ quan, luật sư Tiệp chỉ rõ: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Về hình phạt, luật sư Tiệp cho rằng: Với số tiền bị cảnh sát thu giữ khoảng 70.000 USD (tương đương hơn 1,6 tỷ đồng) tại thời điểm bị bắt thì nữ phóng viên Đào Thị Thanh Bình có thể bị xem xét theo khoản 4, Điều 170, BLHS năm 2015. Cụ thể: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

“Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”, luật sư Tiệp nói.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.