Nhân bản vô tính sẽ 'hồi sinh' những động vật tuyệt chủng?

Nhân bản vô tính sẽ 'hồi sinh' những động vật tuyệt chủng?

Thứ 7, 06/07/2013 08:55

Cừu Dolly là biểu tượng của khoa học thế kỉ XXI, là bước ngoặt đánh dấu, đặt nền móng cho sự phát triển đầu tiên của nhân bản vô tính. Tiếp nối thành công, các nhà khoa học đã tiếp tục nhân bản hàng chục loài động vật khác gồm chuột, lợn, bò, khủng long...và cả người.

Cách đây 17 năm, thế giới chấn động vì sự kiện cừu Dolly được tạo ra thành công bằng kỹ thuật nhân bản vô tính khiến xôn xao dư luận thế giới. Từ đây, có hàng chục phát minh khoa học về nhân bản vô tính được tạo ra.

Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Riken BioResource, TP Tsukuba, tỉnh Ibaraki, nhà khoa học Atsuo Ogura đã dùng một tế bào máu trong hệ tuần hoàn của một chú chuột để tạo ra bản sao của chính nó.

Gia đình - Nhân bản vô tính sẽ 'hồi sinh' những động vật tuyệt chủng?
Những đứa trẻ nếu được nhân bản vô tính sẽ giống hệt nhau. Hình minh họa

Ở Thái Lan kể từ năm 2003, các nhà khoa học nước này đã nhân bản vô tính thành công khoảng 12 chú bò và dự định trong năm nay sẽ nhân bản tiếp 50 chú bò khác…

Và một ngày không xa con người sẽ có cơ may nhìn tận mắt những con khủng long y hệt như những gì đạo diễn Steven Spilberg đã miêu tả trong kiệt tác điện ảnh “Công viên kỷ Jura”.

Đó là lời tuyên bố của các nhà khoa học Mỹ sau khi lần đầu tiên trong lịch sử họ có trong tay vật liệu di truyền của khủng long (ADN).

Năm 2003, hoá thạch của 1 con khủng long thuộc loại Ti-recsa được tìm thấy ở Montana. Hoá thạch có 70 triệu năm này lúc đầu không gây sự chú ý cho các nhà khoa học lắm, song sau khi phát hiện ra những đoạn xương có chất lượng bất thường được thiên nhiên bảo vệ qua chừng ấy thời gian thì các nhà khoa học đã lập tức bắt tay vào cuộc.

Mẩu hoá thạch trên sau khi xử lý trong dung môi đặc biệt đã tách ra được các tế bào máu. Nhóm nghiên cứu dưới sự lãnh đạo của GS. Mery Svaser đã phải lặp lại các thí nghiệm tới 17 lần mới dám công bố các kết quả đạt được.

Từ thành công này, các nhà khoa học tiến hành công đoạn tiếp theo- tách chiết được ADN của khủng long Ti-recsa. Có trong tay “vật liệu đầu vào” tối cần thiết này thì việc sử dụng kỹ thuật nhân bản vô tính để tái sinh lại khủng long chỉ còn phụ thuộc vào thời gian.

Mới đây, các nhà khoa học cũng mới phát hiện ra, những mô mềm còn bảo tồn của xác voi ma mút cũng như máu của nó có thể giúp giải quyết vấn đề nhân bản vô tính cho động vật này. Các nhân viên của Bảo tàng voi ma mút mang tên P.A.Lazarev thuộc Viện Sinh thái ứng dụng trường Đại học Tổng hợp Liên bang Đông Bắc thông báo với hãng "Interfax" về vấn đề này.

Theo thông báo, việc phân tích máu và các mô mềm sẽ cung cấp những dữ liệu khoa học quý báu, đồng thời làm rõ bức tranh về khả năng nhân bản loài voi ma mút. Viện trưởng Semyon Grigoryev nói rằng những nỗ lực nhân bản voi ma mút đã tiến hành từ lâu nay, tuy nhiên hài cốt của những con voi ma mút được tìm thấy trước đây không phù hợp cho mục đích này. Ông Grigoriev cho biết Hàn Quốc sẽ tham gia vào công trình này. Theo ông, năm ngoái NEFU và Quỹ Sooam của Hàn Quốc đã ký một thỏa thuận về hợp tác trong khuôn khổ dự án mang tên “Hồi sinh voi ma mút”.

Đặc biệt, các nhà sinh vật học ở Mỹ vừa đạt được bước đột phá trong việc tạo ra tế bào gốc của người, mở ra triển vọng chữa trị nhiều căn bệnh nan y liên quan tế bào gốc, đồng thời dẫn tới khả năng tạo ra bản sao giống hệt của người đang sống như kiểu tạo ra cừu Dolly.

Họ tiến hành cấy vật liệu gene từ một tế bào trưởng thành vào trứng đã bị loại bỏ ADN để thu được tế bào gốc phôi người. Loại tế bào này được coi là tế bào phép thuật, có khả năng biến thành bất kỳ tế bào nào trong số 200 loại tế bào tạo nên một con người.

Đây được coi là thành tựu lớn, mở ra triển vọng lớn cho lĩnh vực y học tế bào gốc, thúc đẩy quá trình sử dụng tế bào gốc để thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc bị hỏng ở người bị bệnh tim, bệnh Parkinson, đa xơ cứng, tổn thương cột sống…

Nhưng mỗi trường hợp, các nhà nghiên cứu đều gặp phải thêm những vấn đề khác cần khắc phục. Tiến sĩ Robert Lanza - giám đốc khoa học tại một công ty công nghệ sinh học tiên tiến cho biết,"hầu hết, các sản phẩm tạo ra gặp vấn đề về gene. Động vật được nhân bản thường mắc những chứng bệnh nghiêm trọng như chậm phát triển, suy yếu hệ thống miễn dịch, bệnh về tim và phổi".

Tỷ lệ chết của việc nhân bản vô tính này khá cao, nguy cơ đột biến là rất lớn. Lanza cho rằng: "Việc nhân bản vô tính này giống như việc để một đứa trẻ ngồi lên một tên lửa mặc dù biết rằng, cơ hội sống sót là 50-50 bởi rất có thể, tên lửa sẽ nổ tung”.

Duyên Trần

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.