Sau khi lượm đủ các loại biển giả tại các địa chỉ buôn bán, chúng tôi mang qua nhiều cơ sở kinh doanh ôtô, xe máy trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận nhờ xác định độ “thật – giả”. Đáng nói, tất cả các cơ sở này đều đánh giá, công nghệ chế tác biển giả này gần như “hoàn mỹ”.
Được N. - một anh bạn làm nghề buôn xe trong chợ xe cũ Chùa Hà (Hà Nội) gọi điện mách nước, chúng tôi tìm đến T.G - một cao thủ từng trong nghề chế biển giả, nay đã rửa tay gác kiếm.
Thấy người lạ, lại dò la hỏi về biển giả và cách phân biệt, anh vờ không hề hay biết. Chỉ đến khi nghe chúng tôi giới thiệu là người quen của N. và nối máy nói chuyện, anh mới tin tưởng và bật mí những bí kíp trong nghề không phải ai cũng biết.
Nhiều xe đeo biển xanh (đỏ) giả để buôn lậu.
T.G chia sẻ, với các loại biển số thật (dù là biển trắng, xanh hoặc đỏ), chỗ mộc quốc huy, xung quanh ngôi sao xanh là hình tia sáng rõ nét, bao bọc là hình bông lúa, in rõ. Ở dưới hình ngôi sao là một biểu tượng như 2 hình chữ C lồng ngược vào nhau.
“Dấu Quốc huy nhìn thẳng đứng, không nghiêng ngả về một phía, nổi lên. Để chính xác hơn, cần lật mặt sau của biển số, hình Quốc huy nó sẽ hơi chếch một góc đầu hướng về bên phải khoảng 92 đến 95 độ” – T.G tỏ ra thông thạo.
Ngoài ra, T.G cũng cho hay, kích cỡ và mẫu số cũng làm chúng ta phân biệt được sự khác nhau giữa biển số biển thật và biển số giả. Nhất là ở phía dưới ở phần mũi đầu số 1 sẽ có mũi chúi xuống, nhìn đẹp và vuông vức.
Về màu sơn, nền trắng phản quang thì không có gì để bàn, màu sơn đen sơn số sẽ nằm gọn trong lòng mẫu được dập nổi. Có thể có những phần tróc là chuyện bình thường, nhất là ở dấu “-” trên biển.
T.G cho biết, chỉ cần quan sát kỹ, chúng ta cũng dễ dàng nhận biết sự khác biệt giữa biển giả và thật. Theo đó, biể