Lương 4 tỷ đồng/ năm là con số nhiều nhân viên ngân hàng ao ước có được. Và đó cũng là mức lương lý tưởng với nhiều ngành nghề.
Thế nhưng tại Mỹ, các nhân viên ngân hàng cảm thấy mệt mỏi và "khó chịu". Mỗi sáng mở mắt dậy, anh Maninder Sachdeva – 1 nhân viên ngân hàng đã cầm điện thoại lên và đọc email. Anh nhanh chóng bật dậy, đến chiếc bàn nhỏ cạnh giường và bắt đầu ngày làm việc của mình.
1 ngày làm việc của anh Sachdeva kéo dài tới 16 tiếng. Anh bắt đầu bằng việc trả lời email, ghi danh sách việc cần làm và gọi điện cho đồng nghiệp.
Những người như anh Sachdeva được gọi là Thế hệ P Phố Wall, chữ P trong "Pandemic", nghĩa là đại dịch. Nhưng những gì anh Sachdeva và các đồng nghiệp nhận được là những giờ làm việc điên cuồng, kiệt quệ về sức khỏe tinh thần và vật chất, thu nhập khoảng 160.000 USD/năm (gần 4 tỷ đồng).
Chúng ta đang nói đến văn hóa "làm việc cho đến khi gục ngã" nổi lên trong giới tài chính toàn cầu khi dịch Covid-19 khiến các tòa tháp văn phòng ở New York, London.
Theo Bloomberg, nhiều chuyên viên phân tích tài chính than thở rằng họ đang bị lạm dụng sức lao động với thời gian làm việc trung bình lên tới 95 giờ/tuần, chỉ ngủ 5 tiếng mỗi đêm. Đa số thừa nhận sức khỏe tinh thần của họ tệ đi đáng kể sau khi vào làm việc tại ngân hàng.
Còn ở Việt Nam, công việc ngân hàng và mức lương liệu có khiến nhiều người thỏa mãn. So với các ngành nghề khác, các nhân viên ngân hàng được hưởng mức thu nhập tương đối lớn.
Đứng ở vị trí Top 1-2 thu nhập nhân viên ngân hàng thuộc về Techcombank ở mức 37 triệu đồng/tháng và Vietcombank ở mức 32,8 triệu đồng/tháng.
VIB đứng trong danh sách Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất ngành ngân hàng. Trung bình nhân viên ngân hàng VIB thu nhập 30,73 triệu đồng/tháng.
Đứng trong Top ngân hàng có doanh thu cao, thu nhập trung bình tháng của nhân viên trong hệ thống ngân hàng MB Bank ở mức 28,93 triệu đồng/tháng.
Vị trí tiếp theo thuộc về VPBank, thu nhập mà nhân viên bình quân của ngân hàng mẹ VPBank nhận là 28,08 triệu đến 29,1 triệu đồng/tháng.
Thanh Minh (Tổng hợp)