Nhật Bản lọt Top 5 nền kinh tế 'thảm hại' nhất thế giới 2013

Nhật Bản lọt Top 5 nền kinh tế 'thảm hại' nhất thế giới 2013

Thứ 2, 23/12/2013 16:05

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố danh sách 5 nền kinh tế thảm hại nhất trên thế giới dựa trên các tiêu chí khác nhau.

Cộng hòa Trung Phi

Bất động sản - Nhật Bản lọt Top 5 nền kinh tế 'thảm hại' nhất thế giới 2013

Tiêu chí: Tăng trưởng GDP
Mức tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: -14,5%

Nội chiến leo thang là nguyên nhân chính khiến Cộng hòa Trung Phi trở thành quốc gia có mức suy giảm GDP mạnh nhất thế giới năm nay. Bất ổn tại Cộng hòa Trung Phi gia tăng sau vụ lật đổ Tổng thống Francois Bozize vào tháng 3, đánh dấu vụ đảo chính mới nhất trong chuỗi đảo chính liên tiếp ở nước này kể từ khi giành độc lập từ Pháp cách đây 50 năm.

Bất ổn và tham nhũng làm cho Cộng hòa Trung Phi không thể phát huy được những lợi thế từ việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào như vàng, gỗ, kim cương và uranium.

IMF dự báo, GDP của Cộng hòa Trung Phi sẽ suy giảm 14,5% trong năm nay và sẽ ổn định hơn trong năm 2014.

Malawi

Bất động sản - Nhật Bản lọt Top 5 nền kinh tế 'thảm hại' nhất thế giới 2013 (Hình 2).

Tiêu chí: GDP bình quân đầu người
Dự báo GDP bình quân đầu người năm 2013: 215,22 USD

Khoảng một nửa dân số chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn của Malawi có mức sống dưới 1 USD/ngày. An ninh lương thực luôn là một thách thức lớn đối với quốc gia ở phía Nam của châu Phi bị coi là kém phát triển này. Tình hình trở nên đặc biệt khó khăn trong mấy năm gần đây.

Tình trạng thiếu ngoại tệ nghiêm trọng khiến Malawi không thể nhập khẩu những hàng hóa thiết yếu như xăng dầu và thuốc men trong năm 2012, buộc Chính phủ phải thực thi một loạt cải cách kinh tế để được nhận viện trợ nước ngoài.

Chính nhờ những cải cách đó mà triển vọng kinh tế của Malawi tốt lên. IMF dự báo, GDP của nước này tăng trưởng 5% trong năm nay, mặc dù Malawi vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.

Iran

Bất động sản - Nhật Bản lọt Top 5 nền kinh tế 'thảm hại' nhất thế giới 2013 (Hình 3).

Tiêu chí đánh giá: Lạm phát
Dự báo lạm phát năm 2013: 42,3%

Các lệnh trừng phạt quốc tế khiến quốc gia giàu dầu lửa Iran đối mặt hàng loạt khó khăn kinh tế trong vòng 2 năm trở lại đây. Đồng nội tệ của Iran mất giá nặng, đẩy lạm phát tăng vọt. Hồi tháng 11 vừa qua, Iran ký một thỏa thuận sơ bộ về hạt nhân với 6 cường quốc, theo đó Tehran sẽ có những nhượng bộ về hạt nhân để đổi lấy việc được nới lỏng một số lệnh trừng phạt.

Mặc dù thỏa thuận này có thể mở ra cánh cửa thương mại tự do hơn giữa Iran với phương Tây, nhiều lệnh trừng phạt bao gồm hạn chế xuất khẩu dầu lửa sang Mỹ và châu Âu vẫn sẽ được duy trì, gây cản trở cho nền kinh tế của Iran.

Cộng hòa Macedonia

Bất động sản - Nhật Bản lọt Top 5 nền kinh tế 'thảm hại' nhất thế giới 2013 (Hình 4).

Tiêu chí đánh giá: Tỷ lệ thất nghiệp
Ước tính mức thất nghiệp năm 2013: 30,02%

Năm nay là năm thứ 2 liên tiếp Macedonia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ thất nghiệp. IMF dự báo, gần 1/3 số người lao động ở quốc gia Nam Âu này ở trong cảnh không công ăn việc làm trong năm nay. Tuy vậy, một tin tốt là nền kinh tế vốn phụ thuộc vào nông nghiệp, dệt may và công nghiệp ôtô của Macedonia có thể tăng trưởng nhẹ trong năm 2013. Ngoài ra, thị trường lao động của Macedonia cũng đã có một số tín hiệu khởi sắc.

Nhật Bản

Bất động sản - Nhật Bản lọt Top 5 nền kinh tế 'thảm hại' nhất thế giới 2013 (Hình 5).

Tiêu chí đánh giá: Nợ công
Ước tính mức nợ công/GDP năm 2013: 244%

Kinh tế Nhật có thể đạt mức tăng trưởng nhanh hơn hầu hết các quốc gia phát triển khác trong năm nay. Tuy nhiên, nợ công chồng chất vẫn là một vấn đề đáng lo ngại đối với đất nước mặt trời mọc. Tỷ lệ nợ công của Nhật dự báo sẽ ở mức 244% GDP vào cuối năm nay, so với mức 105% GDP của Mỹ, và 175% GDP của Hy Lạp.

Hiện Nhật Bản đang theo đuổi chính sách chấn hưng kinh tế mang tên Abenomics do Thủ tướng Shinzo Abe khởi xướng nhằm chấm dứt thời kỳ đình trệ đã kéo dài hàng thập kỷ. Chính sách này bao gồm mạnh tay bơm tiền vào thị trường và đẩy mạnh chi tiêu chính phủ. Tuy nhiên, để cân bằng ngân sách, Chính phủ Nhật cũng đang chuẩn bị tăng thuế tiêu dùng.

T.N. (theo CNNMoney)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.