Nhật Bản: Tỉ lệ thất nghiệp dài hạn tăng cao nhất kể từ năm 2008

Nhật Bản: Tỉ lệ thất nghiệp dài hạn tăng cao nhất kể từ năm 2008

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 4, 16/03/2022 08:00

Tác động của đại dịch Covid-19 cùng với thị trường việc làm bị đánh giá có phần cứng nhắc khiến quá trình tìm kiếm việc làm mới tại Nhật Bản ngày càng khó khăn.

Đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào thị trường lao động Nhật Bản, số người không có việc làm trong vòng ít nhất 1 năm đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Theo báo Nikkei Asia, một khảo sát mới của Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản ghi nhận, nước này có 640.000 người thất nghiệp dài hạn trong quý 4/2021, tăng 31% so với trước đại dịch.

Thị trường việc làm bị đánh giá có phần cứng nhắc của Nhật Bản cũng khiến người dân khó tìm được chỗ làm mới sau khi nghỉ việc. Tỉ lệ thất nghiệp tại đây vì thế tăng cao, buộc người dân thắt chặt chi tiêu, khiến tiêu dùng đi xuống.

Theo Nikkei Asia, số người không có việc làm trong hơn 1 năm của Nhật đã tăng lên 720.000 trong quý 2/2021, cao hơn khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2019.

Trước đó, đầu năm 2021, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản cũng công bố báo cáo cho biết, tỉ lệ thất nghiệp trung bình năm 2020 của nước này đã tăng lên mức cao kỷ lục trong 11 năm qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo báo cáo trên, tỉ lệ thất nghiệp hoàn toàn của Nhật Bản năm 2020 là 2,8%. Tổng số người lao động thất nghiệp là 19,1 triệu, tăng 290.000 người so với năm 2019. Số lao động nghỉ việc tạm thời năm 2020 cũng ghi nhận mức kỷ lục từ năm 1968 là 2,56 triệu người, tăng 800.000 người.

Tính đến tháng 12/2020, tổng số lao động của Nhật Bản là 66,95 triệu, giảm 60.000 người so với năm 2019. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản cho biết, nhu cầu tuyển dụng của nước này trong năm 2020 đã giảm mạnh do tác động của dịch bệnh Covid-19. Theo đó, tỉ lệ tuyển dụng trung bình năm 2020 của Nhật Bản là 1,18, giảm 0,42 điểm so với năm 2019. Mức giảm này đứng thứ ba trong lịch sử sau thời điểm cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1974 và 1950.

Một quan chức Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản đánh giá, suy thoái kinh tế năm 2020 là nguyên nhân khiến tỉ lệ thất nghiệp dài hạn gia tăng 1 năm sau đó. Ngoài ra, số lượng người sắp mất việc làm cũng có xu hướng gia tăng.

Các khoản trợ cấp của chính phủ đối với người sử dụng lao động để duy trì việc làm cho người dân đã giúp giảm 2,6 điểm phần trăm tỉ lệ thất nghiệp. Dù vậy, những khoản trợ cấp này lại đẩy số nhân viên tạm giữ được việc làm tăng lên, tức là những người này vẫn giữ được công việc nhưng phải tạm nghỉ và không được trả lương.

Theo đó, số người tạm giữ được việc làm là 2,11 triệu người vào năm 2021, tăng 330.000 người so với năm 2019. Điều này cho thấy, các công ty đang giữ những người không làm việc trong bảng lương, dẫn đến thị trường lao động thậm chí còn ảm đạm hơn.

Quá trình tìm kiếm việc làm hiện rất khó khăn ở Nhật Bản. Số người muốn thay đổi công việc đạt 8,46 triệu người vào năm 2021, tăng 460.000 người so với 2 năm trước đó. Ngược lại, số người thực sự có công việc mới chỉ đạt 2,88 triệu người, giảm 630.000 người.

Trong số những người thất nghiệp dài hạn vào năm 2021, so với năm 2019, số người rời bỏ công việc cũ vì lý do cá nhân tăng 20%, số người bỏ việc vì vấn đề trong công ty tăng 80%.

Minh Hoa (t/h theo Tuổi Trẻ Online, TTXVN)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.