Nhiễm độc do ăn pate Minh Chay: "Hơn 30 năm công tác trong nghề tôi chưa từng gặp"

Nhiễm độc do ăn pate Minh Chay: "Hơn 30 năm công tác trong nghề tôi chưa từng gặp"

Nguyễn Thành Nhân

Nguyễn Thành Nhân

Thứ 3, 01/09/2020 08:45

Qua công tác điều trị cho các bệnh nhân nhiễm độc do ăn pate Minh Chay, chuyên gia y tế của bệnh viện Chợ Rẫy đã đưa ra cảnh báo về thực phẩm đóng hộp.

image

Là người có nhiều kinh nghiệm nhưng TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, bệnh viện Chợ Rẫy cũng thừa nhận: “hơn 30 năm công tác trong nghề chưa từng gặp ca ngộ độc do vi khuẩn Clostridium botulinum”.

Nước ta từng ghi nhận vài ca bệnh vào những năm 1975 – 1980, do người dân sử dụng các đồ hộp mà lính Mỹ để lại. Nhưng sau khoảng thời gian quá dài không ghi nhận, bây giờ sẽ khó để chuẩn đoán, do nhầm lẫn với bệnh lý khác.

Bác sĩ Lê Quốc Hùng chia sẻ: “Bệnh nhân mới nhất được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng liệt tứ chi. Trao đổi với trung tâm Chống độc - bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi xác định bệnh viện tuyến dưới đã chẩn đoán nhầm, cho rằng bệnh nhân bị nhược cơ. Đến khi sử dụng thiết bị, phương pháp hiện đại, bệnh viện Chợ Rẫy mới chuẩn đoán đúng".

Tin nhanh - Nhiễm độc do ăn pate Minh Chay: 'Hơn 30 năm công tác trong nghề tôi chưa từng gặp'

TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, bệnh viện Chợ Rẫy.

Độc tố do vi khuẩn tạo ra là không mùi, không màu, không vị nên không thể phân biệt bằng mắt thường.

Độc tố tác động lên cơ thể người, tác động đến thần kinh vận động, gây tổn thương cấu trúc dây thần kinh, không dẫn truyền vận động, dẫn đến tình trạng liệt. Vì thế, quan trọng nhất là chuẩn đoán sớm để kịp thời dùng thuốc kháng độc tố.

“Độc tố này do vi khuẩn gây ra, sống trong môi trường không có không khí. Nhưng vi khuẩn sống khá dai, tồn tại được trong môi trường bình thường và có khả năng tái hoạt động trở lại trong môi trường không có không khí”, bác sĩ Hùng cho biết.

Chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, con vi khuẩn không dễ tiêu diệt, nhưng chất độc sẽ bị phá hủy với nhiệt độ trên 80 độ C. Để an toàn, người dân cần ăn chín, uống sôi, không ăn đồ hộp để lâu và nấu chín trước khi ăn đồ đóng hộp bằng tay.

Tin nhanh - Nhiễm độc do ăn pate Minh Chay: 'Hơn 30 năm công tác trong nghề tôi chưa từng gặp' (Hình 2).

Pate Minh Chay bị thu hồi vì nhiễm khuẩn, gây ngộ độc nguy hiểm.

Thực tế, đồ đóng hộp công nghiệp đều được tiệt khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn bằng công nghệ hiện đại. Nhưng đồ hộp tự đóng tại nhà, thủ công vẫn có nhiều khả năng tạo môi trường cho vi khuẩn, nhất vi khuẩn yếm khí.

Trong quá trình sản xuất, đồ hộp có thể nhiễm vi khuẩn từ bất cứ khâu nào, như nguyên vật liệu hay vệ sinh quá trình đóng gói. Đặc biệt, hộp thức ăn phồng lên là dấu hiệu vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, tạo khí.

Người dân không thể dễ dàng nhận biết ngộ độc do vi khuẩn Clostridium botulinum gây ra. Ban đầu là triệu chứng đau bụng, nôn ói, mệt mỏi nhưng phải xét nghiệm chuyên biệt, kỹ thuật hiện đại mới có thể phát hiện ra chất độc.

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có thuốc giải độc nên bác sĩ phải tiến hành biện pháp điều trị hỗ trợ như nuôi dưỡng, thở máy, lọc máu,… giúp bệnh nhân hồi phục.

Bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy chỉ cách phân biệt đồ hộp bị nhiễm khuẩn

 

Chiều 31/8, bệnh viện Nhân dân 115 ghi nhận 1 trường hợp nhiễm độc do vi khuẩn Clostridium botulinum vì ăn pate Minh Chay, nâng tổng số bệnh nhân ở TP.HCM là 9 người.

Bác sỹ Trần Văn Sóng, Phó Giám đốc bệnh viện Nhân dân 115 thông tin, bệnh nhân là nữ, 41 tuổi, ngụ TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Trước đó, ngày 27/7, người này mua pate Minh Chay qua online và sử dụng. Sau đó xuất hiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tê lưỡi, nói đớ, yếu cơ tứ chi kèm khó thở.

Gia đình đã đưa bệnh nhân vào bệnh viện quốc tế Columbia Asia Gia Định tại quận Bình Thạnh, TP.HCM. Vì điều trị không thuyên giảm nên bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện Nhân dân 115.

Ngày 12/8, tình trạng khi đến bệnh viện Nhân dân 115 là tỉnh nhưng yếu cơ tứ chi (sức cơ gốc chi 4/5, sức cơ ngọn chi 3/5), yếu cơ vùng mặt.

Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân suy hô hấp và được đặt nội khí quản, phải thay huyết tương 5 lần, sử dụng dịch truyền, kháng sinh, điều trị hỗ trợ. Đến nay, sau hơn nửa tháng điều trị tích cực, cơ hô hấp của bệnh nhân còn yếu nên vẫn phải thở máy, sức cơ tứ chi hiện mới chỉ đạt 4/5.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.