Nhiệm kỳ "được mùa" trong hội nhập quốc tế

Nhiệm kỳ "được mùa" trong hội nhập quốc tế

Nguyễn Hoàng Yến

Nguyễn Hoàng Yến

Thứ 6, 26/03/2021 14:36

Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, một trong những thành tựu đáng kể nhất của nền kinh tế Việt Nam, được cử tri và nhân dân cả nước ghi nhận, là thành tựu về hội nhập.

Sáng nay (26/3), thảo luận tại hội trường kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hoàng Quốc Thưởng - Ủy viên ủy ban Kinh tế của Quốc hội - đã nêu ra 10 điểm thành công nổi bật của Quốc hội khóa XIV. Trong đó, ông Thưởng nhấn mạnh công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

"Đây là nhiệm kỳ được mùa về công tác đối ngoại nên đã thông qua được nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) như CPTPP, RCEP", ĐBQH Hoàng Quốc Thưởng nói.

Trước đó, phát biểu tại buổi thảo luận tổ chiều 25/3 về các báo cáo nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) nhận định: Chính nhờ việc chủ động hội nhập sâu rộng trong quan hệ quốc tế mà sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam đã tăng lên, vượt qua nhiều khó khăn, trong đó có dịch bệnh Covid-19, và đạt được kết quả như hiện nay.

Tư lệnh ngành Công Thương khẳng định, sự nhất quán, xuyên suốt trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ về đường lối đổi mới và mở cửa hội nhập là “nhân tố then chốt giúp chúng ta có điều kiện để tiếp tục phát triển bền vững trong giai đoạn hội nhập sâu rộng khi thế giới đang biến động rất nhanh và phức tạp”.

Ông lạc quan bày tỏ: “Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến hàng loạt các hiệp định, từ hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cho đến mới đây là hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Việt Nam đã đạt được việc ký kết các hiệp định này, trong khi rất nhiều nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN của các nước khác không thể kết thúc đàm phán”.

Chiến lược hội nhập quốc tế đúng đắn đã mang lại hiệu quả. Kinh tế Việt Nam, đặc biệt là thị trường ngoài nước và xuất nhập khẩu liên tục tăng trưởng, mang tính bền vững và nâng cao được vị thế trong các chuỗi cung ứng quốc tế.

Để dẫn chứng, Bộ trưởng cho biết, năm 2020, do bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19,hầu như các nước đều bị tăng trưởng âm trong xuất nhập khẩu thì Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu tăng 6,5% so với năm 2019.

Trong đó, nhờ việc ký kết và phê chuẩnCPTPP đầu năm 2019 mà cả năm 2019 và 2020 xuất khẩu của nước ta lên đến 35 - 45% tại một số thị trường như: Canada, Mexico… 

Cũng theo Bộ trưởng, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 41,25 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Đây là con số vô cùng ấn tượng trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, một số vấn đề tồn tại được nêu trong báo cáo nhiệm kỳ của Thủ tướng Chính phủ (sáng 24/3) cần phải làm rõ và phân tích kỹ hơn. Đó là các vướng mắc bất cập do chính sách pháp luật chưa được sửa đổi kịp thời, quá trình thực thi bị chậm chễ...

Bộ trưởng nhận định, luật Đất đai chậm đổi mới là cản trở trong việc huy động nguồn lực quan trọng phục vụ cho phát triển. Nếu không có đổi mới trong chính sách pháp luật về đất đai thì câu chuyện của kinh tế tập thể và mô hình phát triển của nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề căn bản là phải đi vào nguyên nhân sâu xa để giải quyết triệt để thì mới có thay đổi trong nhiệm kỳ tới đây.

Ngoài ra, theo ông Trần Tuấn Anh, một số chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chưa đi vào cuộc sống. Đặc biệt là việc xây dựng cơ chế chính sách, những gói hỗ trợ trước tình hình khó khăn do dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa đáp ứng được hết yêu cầu của nhân dân và doanh nghiệp...

Trước đó, sáng 24/3, báo cáo trước Quốc hội về công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu quan điểm: Trong bối cảnh thị trường thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, nhất là do dịch Covid-19, chúng ta đã vừa phát triển thị trường 100 triệu dân vừa thúc đẩy xuất khẩu thông qua các FTA thế hệ mới để đa dạng hóa, không để quá phụ thuộc vào một thị trường.

"Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 1,7 lần, từ 328 tỷ USD năm 2015 lên 517 tỷ USD năm 2019 và đạt 545 tỷ USD năm 2020 với 5 năm liên tục có thặng dư thương mại ngày càng tăng", người đứng đầu Chính phủ nói.

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.