Nhiều doanh nghiệp dệt may đọng tiền hoàn thuế VAT trong thời gian dài

Nguyễn Thu Huyền

Nguyễn Thu Huyền

Thứ 5, 11/08/2022 11:26

Theo lãnh đạo Vitas, DN dệt may đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức bởi đây là ngành xuất khẩu nên những biến động địa chính trị thế giới có tác động rất lớn.

Là đại diện hiệp hội đầu tiên phát biểu tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam 7 tháng khá thuận lợi, đơn hàng dồi dào, lực lượng lao động đã dần ổn định.

Theo đó, toàn ngành dệt may Việt Nam đạt nhiều khả quan như tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đạt 26,55 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2021; kim ngạch nhập khẩu đạt 15,48 tỷ - tăng 27,9%; Kkm ngạch xuất siêu khá khả quan, đạt 11,07 tỷ USD, tăng 31%; giải quyết gần 2 triệu lao động với thu nhập bình quân 8- 8,5 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, ông Cẩm cho hay, các doanh nghiệp dệt may đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức vào cuối năm 2022. Bởi ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu là chủ yếu nên những biến động của địa chính trị thế giới tác động quan trọng đến ngành dệt may.

Kinh tế vĩ mô - Nhiều doanh nghiệp dệt may đọng tiền hoàn thuế VAT trong thời gian dài

 Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam phát biểu tại hội nghị (Ảnh: VGP).

Đơn cử như dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nên một số nước mà ngành dệt may Việt Nam có mối quan hệ lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc – các nước vẫn còn áp dụng chính sách "zero Covid" gây khó khăn cho Việt Nam trong việc cung ứng nguyên vật liệu, cũng như tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, lạm phát của Mỹ và châu Âu cũng ảnh hưởng đến sức mua của người lao động, khiến đơn hàng có xu hướng giảm đi. Xung đột giữa Nga - Ukraine cũng khiến nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, chi phí vận chuyển cũng tăng rất cao, gấp khoảng 3 lần so với 5 năm gần đây.

Thị trường EU và một số thị trường lớn khác đang có xu hướng đưa ra chiến lược dệt may mới, trong đó có việc sẽ tính tỉ lệ tái chế và carbon.

“Hơn nữa tình hình dệt may sử dụng lực lượng lao động rất lớn, qua thời gian chống dịch, có nhiều người lao động về quê và không quay trở lại. Có tình trạng biến động lao động, nhảy việc…”, ông Cẩm nói.

Cũng theo đại diện Vitas, trong thời gian chống dịch vừa qua, tiềm lực về vốn, tài chính của nhiều doanh nghiệp cũng khá khó khăn, có những doanh nghiệp đọng tiền hoàn thuế VAT trên 5 tỷ trong thời gian dài.

Thêm một vấn đề nữa là lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay rất hay gặp các trường hợp khủng bố, đòi nợ, do công nhân đi vay nhưng lãnh đạo bị đòi nợ, gây ra rất nhiều mệt mỏi, bức xúc.

Tại hội nghị, ông Cẩm đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may, thành lập khu công nghiệp dệt may lớn để giải quyết vấn đề về vải, nhuộm, hoá chất…

“Vấn đề này liên quan đến xử lý nước thải mà nhiều địa phương cũng không mặn mà, chúng tôi đề nghị các địa phương hỗ trợ, những khu công nghiệp đang tồn tại cũng không có vấn đề gì lớn cả. Chúng ta cần đảm bảo có nguồn vải đáp ứng yêu cầu xuất xứ để hưởng những lợi ích mà FDI mang lại”, ông Cẩm bày tỏ.

Về thuế giá trị gia tăng, ông kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính quy định thuế cho sản phẩm dệt may xuất khẩu tại chỗ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.