Đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án
Sáng 15/5, tại Hà Nội, Trung tâm tư vấn Pháp luật và Chính sách về y tế, HIV/AIDS trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Chuyển đổi số trong truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý về y tế, giáo dục, việc làm thực hiện các thủ tục hành chính trên dịch vụ công cho người lao động phi chính thức, đặc biệt người nhiễm HIV, người có nguy cơ cao nhiễm HIV và phụ nữ, trẻ em là người thân của họ, thí điểm tại 5 huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An”.
Ông Trần Đức Long – Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; bà Tạ Thị Minh Lý – Chủ tịch Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo; ông Trịnh Quang Chiến – Giám đốc Trung tâm tư vấn Pháp luật và Chính sách về y tế, HIV/AIDS, giám đốc dự án chủ trì Hội thảo.
Hội thảo có sự tham dự của đại diện Ban Thư ký Quỹ Thúc đẩy các sáng kiến tư pháp EU-JULE-.JIFF; lãnh đạo Vụ Nghiên cứu Ban Dân vận Trung ương; các đại biểu là các chuyên gia, luật sư và các cán bộ tư pháp, các trưởng bản đến từ 5 xã, thị trấn của Huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An: Thị trấn Kim Sơn, xã Châu Kim, xã Tiền Phong, xã Quang Phong, xã Mường Nọc.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trần Đức Long - Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nhấn mạnh với sự hỗ trợ của tổ chức EU-JULE cũng như Quỹ Thúc đẩy các sáng kiến Tư pháp (JIFF) dự án chuyển đổi số trong truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật trợ giúp pháp lý về y tế, giáo dục, việc làm thực hiện các thủ tục hành chính trên dịch vụ công cho người lao động chính thức, đặc biệt là người nhiễm HIV, người có nguy cơ cao nhiễm HIV và phụ nữ, trẻ em là người thân của họ đến nay đã thực hiện thí điểm ở 5 xã, thị trấn thuộc huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
“Dự án cũng đã được thực hiện đầy đủ và đã hoàn thành chỉ tiêu đã cam kết với Quỹ JIFF”, ông Trần Đức Long nói.
Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cho biết thêm, Hội thảo nhằm đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Khẳng định, đây là một hoạt động có ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt độngcủa Hội Luật gia Việt Nam. Do đó, ông Trần Đức Long mong muốn tại Hội nghị sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp, góp ý của các đại biểu từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm để sau này triển khai dự án khác được hiệu quả hơn.
Thông tin về dự án, ông Trịnh Quang Chiến – Giám đốc Trung tâm tư vấn Pháp luật và Chính sách về y tế, HIV/AIDS, giám đốc dự án cho biết dự án này được triển khai trong một năm.
Ông Chiến cũng cho biết có nhiều lý do chọn Quế Phong, tỉnh Nghệ An để thực hiện dự án, thứ nhất là dựa trên nền tảng đơn vị là Trung tâm tư vấn Pháp luật và Chính sách về y tế, HIV/AIDS.
Bên cạnh đó, Quế Phong là một huyện vùng sâu, vùng xa, huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của tỉnh Nghệ An có đường biên giới dài 74 km giáp với biên giới Lào. Chủ yếu là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Thái chiếm hơn 90% số dân toàn huyện).
Đây là cũng là một địa bàn trọng điểm của tệ nạn ma túy và HIV. Theo báo cáo sơ bộ của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDStỉnh Nghệ An, toàn tỉnh Nghệ An có khoảng trên 6.000 người nhiễm HIV, riêng địa bàn huyện Quế Phong đã có trên 2.000 ngườinhiễm HIV.
Thông qua đường dây nóng của trung tâm, chúng tôi tiếp nhận những cuộc điện thoại người dân ở huyện Quế Phong gọi ra nhờ tư vấn trong vấn đề hỗ trợ pháp lý, nhất là vấn đề lao động, việc làm,y tế, giáo dục…Đâylà một trong những lý do mà Trung tâm chọn địa bàn huyện Quế Phongtriển khai dự án.
Ngoài ra, sau đợt Covid-19 vừa qua, theo số liệu thống kê cho thấy số người di cư từ các thành phố, khu công nghiệp trở về huyện Quế Phongtương đối nhiều.Khi trở về thì quyền và lợi ích của họ không được đảm bảo như vấn đề về Luật Cư trú, chuyển bảo hiểm y tế…
Đáp ứng nhu cầu truyền thông pháp luật, hỗ trợ pháp lý
Trình bày chi tiết kết quả của dự án, ông Bùi Hoài Thanh – Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn Pháp luật và Chính sách về y tế, HIV/AIDS, cán bộ dự án cho biết, đối tượng đích của dự án là phụ nữ là người lao động phi chính thức tại 5 xã/thị trấn: Thị trấn Kim Sơn, xã Mường Nọc, xã Châu Kim, xã Tiền Phong, xã Quang Phong của huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An; người lao động phi chính thức là người nhiễm HIV; người lao động phi chính thức là người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV (người sử dụng ma túy, phụ nữ bán dâm, người có quan hệ tình dục đồng giới); phụ nữ, trẻ em là người thân của những người hưởng lợi nêu trên.
Mục tiêu của dự án nhằm nhận thức pháp luật về y tế, giáo dục việc làm và cách thức thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin dịch vụ công cho người ta động phi chính thức, đặc biệt là người nhiễm HIV được nâng cao.
Thêm nữa, người lao động phi chính thức và những đối tượng hưởng lợi của dự án khi có vướng mắc về pháp luật thì sẽ được bảo vệ, được tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Về một số kết quả hoạt động dự án đã đạt được, ông Thanh cho biết dự án gồm 9 hoạt động.
Một là, thực hiện khảo sát, đánh giá nhanh mức độ hiểu biết về quyền, những khó khăn trong của các nhóm đối tượng sáng kiến đang gặp phải; khả năng tiếp cận điện thoại thông minh, internet và sử dụng mạng xã hội của đối tượng hưởng lợi; tìm kiếm các cán bộ nòng cốt cấp cơ sở (trưởng thôn, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng), khảo sát được thực hiện tại 5 xã/thị trấn: thị trấn Kim Sơn, xã Mường Nọc, xã Châu Kim, xã Tiền Phong, xã Quang Phong với sự tham gia của 251 người lao động phi chính thức của 5 xã tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
“Thông qua hoạt động đã xây dựng báo cáo nghiên cứu đưa ra các thông tin rất quan trọng làm cơ sở xây dựng các can thiệp cụ thể và các nội dung tập huấn, các nội dung truyền thông, các cách thức hỗ trợ pháp lý…”, ông Thanh cho biết.
Một số kết quả phát hiện chính đã tìm ra trong nghiên cứu này, theo đó trong số 251 người tham dự nghiên cứu, tiếp cận được 87,3% phụ nữ là người lao động phi chính thức còn lại là nam giới và không ghi nhận các trường hợp với tính khác.
Thành phần được phỏng vấn chủ yếu là người dân tộc Thái chiếm 99%. Trong số 251 người trả lời thì có đến 93,6 % là người lao động tự do và là đúng đối tượng mà dự án hướng tới. 3,6% là người lao động thời vụ không có thỏa thuận và chỉ có 1,6 % là người có thỏa thuận lao động nhưng chỉ dừng ở mức thỏa thuận miệng, công việc của họ chủ yếu là gắn với đồng ruộng gắn đất sản xuất nông nghiệp.
Số lao động hiểu biết một số quyền cơ bản trong lao động việc làm tương đối thấp, chỉ ở mức xấp xỉ 30%.
Về vấn đề y tế: Số chưa tham gia có BHYT chiếm 21,6% vì nhiều nguyên nhân (từ địa phương khác trở về chưa làm hoặc không muốn làm thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú; bỏ;..) trong số đó có người nhiễm HIV không có BHYT, không có tiền nên bỏ điều trị HIV.
Về vấn đề giáo dục: Số lao động hiểu biết một số quyền cơ bản trong giáo dục đạt mức tương đối thấp. Các chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm và Chính sách hỗ trợ hoàn toàn chi phí đào tạo nghề được biết đến ít nhất, lần lượt chiếm tỉ lệ 8,8% và 7,6%.
Về xu hướng của người lao động tìm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn, bị vi phạm quyền: Trong số các phương pháp hỗ trợ được liệt kê, phương pháp hỗ trợ từ trưởng thôn/ trưởng bản và chính quyền địa phương chiếm đa số. Điều đáng chú ý, phương pháp tìm sự hỗ trợ từ luật sư, luật gia chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ đạt mức 1,6%...
Một hoạt động cũng được triển khai tại dự án đó là tổ chức 1 lớp tập huấn cho cán bộ nòng cốt để xây dựng mạng lưới, xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới, nâng cao năng lực về quản trị mạng lưới và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, mạng xã hôi để thực hiện các hoạt động của sáng kiến
Ngoài ra, tập huấn nâng cao năng lực về kỹ năng truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho các cán bộ nòng cốt của dự án
Tập huấn nâng cao năng lực pháp luật về lao động việc làm, thực thi thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế, giáo dục; thủ tục hành chính trên công dịch vụ công của Chính phủ cho cán bộ nòng cốt của mạng lưới.
Truyền thông, pháp luật, tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp lý thường xuyên về lao động việc làm, thực thi thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế, giáo dục; thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công của Chính phủ
Đồng thời, truyền thông pháp luật bằng hình thức xây dựng đoạn video ngắn từ 3 – 5 phút. Mỗi Video truyền tải một thông điệp truyền thông về pháp luật lao động việc làm, thực thi thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế, giáo dục; thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công của Chính phủ.
Tổ chức 40 cuộc truyền thông pháp luật và tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý trực tuyến bằng hình thức livestream trên nền tảng mạng xã hôi (facebook; Google Meet; Zoom).
Cụ thể, từ ngày 9/3/2024 đến 11/5/2024, nhóm chuyên gia đã tổ chức thành công 50 đợt truyền thông với sự tham gia của 2.456 người lao động phi chính thức của 5 xã/thị trấn của huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
Cùng với đó, thực hiện hỗ trợ pháp lý 24/7 bằng tin nhắn hoặc trao đổi trực tiếp trên nền tảng zalo, viber, facebook/messenger cho các cá nhân hoặc nhóm cá nhân có nhu cầu tư vấn...
Với các kết quả đã đạt được nêu trên cho thấy sáng kiến “Chuyển đổi số trong truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý về y tế, giáo dục, việc làm, thực hiện các thủ tục hành chính trên Dịch vụ công cho người lao động phi chính thức, đặc biệt là người nhiễm HIV và người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và phụ nữ, trẻ em là người thân của họ, thí điểm tại 5 xã thuộc huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An” đã đạt hiệu quả rất tốt, đáp ứng nhu cầu về truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người lao động phi chính thức của 5 xã/thị trấn của huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
Với cách thức ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi số, sáng kiến đã tiếp cận được nhiều đối tượng đích của dự án ở những vùng khó khăn nhất. Đặc biệt, tiếp cận được người lao động phi chính thức của các bản vùng sâu của xã Mường Nọc và Tiền Phong, những người ít có cơ hội tiếp cận với các kiến thức về pháp luật.
Sáng kiến đã nâng cao cơ hội được tiếp cận hoạt động truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho người lao động phi chính thức của 5 xã của huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Qua đó, giúp họ hiểu về quyền của mình trong các lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, giáo dục và thủ tục hành chính trên cổng thông tin dịch vụ công, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi các quyền này bị vi phạm.
Đối với cán bộ nòng cốt tại địa phương, sau khi được nâng cao năng lực về pháp luật và các kỹ năng trong truyền thông, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý sẽ có thể thực hiện tốt hơn các công tác của mình, khi dự án kết thúc, các cán bộ nòng cốt này sẽ cơ sở để hoạt động tiếp tục được duy trì lồng nghép trong công tác của họ .
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã nêu lên những thuận lợi và khó khăn, thách thức trong truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý về y tế, giáo dục, việc làm thực hiện các thủ tục hành chính trên dịch vụ công cho người dân trên địa bàn. Đồng thời, đề xuất những giải pháp để người dân được tiếp cận pháp luật dễ dàng hơn, để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống.
Một số hình ảnh tại Hội thảo: