'Nhiều người dân chọn giải pháp im lặng... và bị thiệt'

'Nhiều người dân chọn giải pháp im lặng... và bị thiệt'

Thứ 4, 16/01/2013 10:39

"Khi bị người thực thi công quyền xâm hại đến quyền lợi của mình, nhiều người dân chọn giải pháp im lặng... và bị thiệt", Luật sư Văn Trường Chinh chỉ rõ.

Mới đây, người dân ở TPHCM đã kiện Sở GTVT vì để lô cốt dựng trước nhà 42 tháng, ảnh hưởng tới đời sống của gia đình mình. Ông bình luận gì về vụ này?

Tôi cho rằng, đây là một hiện tượng mới trong xã hội. Tuy nhiên, dù thế nào thì ở đây có hai tín hiệu đáng mừng. Thứ nhất, tòa án đã thụ lý vụ kiện tức là thừa nhận vụ kiện đó hợp pháp. Đây là một thắng lợi rồi, vì có khi người ta kiện nhưng chẳng ai nghe. Thứ hai, việc người dân kiện chính quyền cho thấy đó là dấu hiệu của dân chủ đấy!

Nhưng tôi nhớ là trước đó đã có những vụ người dân kiện chính quyền đấy chứ! Vậy sao ông lại nói rằng đó là "hiện tượng mới" được?

Nói "mới" là vì luật pháp đã quy định điều này từ lâu rồi, khi mà lợi ích bị xâm hại nghiêm trọng thì người bị hại có quyền khởi kiện, bất kể đó là cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào. Thế nhưng, việc thực thi thì mãi gần đây mới có và cũng chỉ xuất hiện lẻ tẻ thôi.

Luật sư - 'Nhiều người dân chọn giải pháp im lặng... và bị thiệt' Luật sư Văn Trường Chinh, trưởng Văn phòng Luật sư Nhân Nghĩa, Đoàn Luật sư Hà Nội.

Theo ông, vì sao luật đã quy định từ lâu mà gần đây người ta mới thực hiện và cũng chỉ "lẻ tẻ"?

Bởi thứ nhất là hạn chế về mặt nhận thức pháp luật của người dân. Nhiều khi họ coi đó là vấn đề đơn giản nên không khởi kiện. Thứ hai là niềm tin của dân đối với việc đi kiện cơ quan công quyền còn thấp, có tâm lý hồ nghi rằng chưa chắc mình thắng. Một vấn đề nữa là luật đã có nhưng người ta chưa quan tâm tới hướng dẫn, áp dụng pháp luật, nên khi gặp trường hợp cụ thể thì người thực thi không biết làm thế nào. Đây là hạn chế từ phía chính quyền nói chung.

Do đâu mà người ta không có niềm tin vào kết quả thắng kiện khi kiện cơ quan công quyền vậy?

Vì luật pháp của mình chưa hoàn thiện. Do đó nó vẫn tồn tại nhiều sơ hở.

Không tin vào kết quả thắng kiện nghĩa là người dân không tin vào tòa án?

Một phần là như thế.

Ngọc Linh (lược theo Kiến thức)

Quý vị luật sư, luật gia và độc giả quan tâm đến đề tài này, có thể gửi ý kiến về email: luatsu@nguoiduatin.vn để cùng thảo luận.

> Người đưa tin Luật sư, diễn đàn cung cấp thông tin pháp lý hấp dẫn, hữu ích

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.