“Nhiều người “thổi” câu chuyện 29 nghìn tỷ đồng"

“Nhiều người “thổi” câu chuyện 29 nghìn tỷ đồng"

Thứ 5, 27/12/2012 23:51

Theo đánh giá của các chuyên gia, có một nghịch lý đang tồn tại, lãi suất liên tục giảm, gói cứu trợ 29 nghìn tỷ đồng đã được tung ra nhưng doanh nghiệp vẫn kêu không thể tiếp cận được vốn ngân hàng.

Về phía ngân hàng, mặc dù nguồn vốn dư thừa nhưng lại không dám cho vay bởi với lý do... sợ mạo hiểm đồng vốn.

Bất động sản - “Nhiều người “thổi” câu chuyện 29 nghìn tỷ đồng'

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt

TS Vũ Đình Ánh – nguyên phó viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cũng cho rằng, năm 2011, dư luận mới chỉ đặt dấu hỏi về những lợi ích của ngân hàng quá lớn khi các doanh nghiệp gặp khó khăn. Hiện nay, những lợi ích đó có vẻ như đã lộ rõ hơn khi đã có những thông tin về việc một số ngân hàng thương mại đang tiếp tục kế hoạch mua lại 70 - 80% cổ phần trong những doanh nghiệp mà họ… “thèm muốn”.

TS Nguyễn Đình Ánh phân tích, bốn lĩnh vực được khuyến khích là nông nghiệp - nông thôn, hàng xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ. Nhóm này được xem là chiếm đến 90% thị phần tín dụng cho vay của khối ngân hàng, lại chỉ nhận được một tỷ lệ nhỏ nhoi giải ngân vốn do các ngân hàng đã tự đặt ra những điều kiện quá ngặt nghèo để có thể vay được. Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp không có cách nào để tiếp cận được với mức lãi suất “ưu đãi”, dù chấp nhận mức 16 - 18%.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt thẳng thắn: “Nhiều người “thổi” câu chuyện 29 nghìn tỷ đồng như là một cứu cánh với doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo tôi, nhận thức như vậy trước hết là sai bởi nó không có cơ sở khoa học về mặt định lượng. 1% không cứu được bất kỳ cái gì. Nó là tiền cafe, tiền trà nước của một nền kinh tế, nó không phải là cứu cánh của một nền kinh tế. Tất cả các gói cứu trợ trong một chừng mực nào đó đều có ích, nhưng sự có ích về mặt lý thuyết thôi. Trên thực tế nó phải đi qua một khâu rất quan trọng đó là khâu phân phối sự cứu trợ này”.

“Chúng ta đã biết ở Việt Nam có hàng bao nhiêu các gói cứu trợ như thế này. Từ cứu trợ tai họa thiên nhiên, có tính chất xã hội, có tính chất từ thiện cho đến những gói cứu trợ mà chúng ta đã từng gọi vào những năm 2008 - 2009 đó là kích cầu. Và bây giờ có thêm gói cứu trợ 29 nghìn tỷ đồng nữa. Trước hết, chúng ta phải bàn xem gói cứu trợ này nhắm đến đối tượng nào. Nếu như dành cho các đại công ty thì nó như voi nuốt thuốc gió thôi. 29.000 tỷ, tức là chúng ta có khoảng 1,4 tỷ USD cho một nền kinh tế với tổng giá trị 130 tỷ USD. Như vậy, nó chỉ có 1% thôi, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào đấy”, TS Bạt nói.

Đức Hà


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.