Năm 2019, Đại học Havard thực hiện nghiên cứu trên 27.000 người từ 45 đến 82 tuổi, có lối sống sinh hoạt tương đồng và được chia làm nhiều nhóm. Qua đó, họ phát hiện những người thường xuyên bỏ bữa sáng có 27% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, những người này cũng dễ có các thói quen sinh hoạt xấu như uống rượu, hút thuốc, ăn khuya hoặc ngủ không đúng giờ.
Nghiên cứu về vấn đề nhịn ăn sáng có thật sự giảm cân hay không, nhóm nghiên cứu sinh của trường cao đằng Y tế Gandhi thử nghiệm trên 300 sinh viên nữ 17-22 tuổi có chế độ ăn khác nhau. Kết quả cho thấy đa số sinh viên bỏ bữa sáng có tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc đau bụng dữ dội hơn phần còn lại. Do đó, mối quan hệ giữa bỏ bữa sáng và chu kỳ kinh nguyệt chưa rõ ràng. Tuy nhiên, đây là tín hiệu đáng báo động cho người thường xuyên bỏ bữa sáng. Giảm cân chưa thấy đâu nhưng rối loạn nội tiết là có thật!
Ngoài ra, nhịn ăn sáng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch mãn tính, bao gồm đột quỵ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bỏ bữa sáng tăng 27% nguy cơ kéo dài cơn đau tim so với những người ăn sáng đầy đủ.
Khi nhịn ăn, nồng độ các chất này giảm xuống dẫn đến tình trạng cáu gắt thường xuyên, dễ xúc động, nhạy cảm... Với trường hợp áp dụng Intermittent Fasting 16/8, chúng ta phải nhịn ăn trong 8 tiếng ngủ và 5 tiếng buổi sáng trước khi ăn trưa. Trong thời gian đó, nồng độ serotonin sẽ xuống mức rất thấp.
Bởi vậy, nếu công việc yêu cầu tiếp xúc với khách hàng, đối tác, chúng ta nên ăn nhẹ trước giờ làm để tránh cáu gắt, không kiểm soát được lời nói nhé!
Đau nửa đầu và lão hóa? Do không ăn sáng nên cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng, do vậy dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt. Điều nguy hiểm hơn, bỏ bữa sáng sẽ làm giảm lượng đường hấp thụ và phải giải phóng các kích thích tố để bù đắp lại lượng đường thấp trong cơ thể làm tăng huyết áp, gây đau đầu và chứng đau nửa đầu.
Trang Dung (Tổng hợp)