Dưới đây là một vài poster được sử dụng trong chiến dịch này:
Nelson Mandela bất diệt trong những tấm poster ấn tượng
Tháng 11/1962, Đại hội đồng kêu gọi các thành viên Liên hợp quốc áp đặt trừng phạt kinh tế lên Nam Phi vì chính sách phân biệt chủng tộc ở đây.
Mặc dù Mỹ đã lên án nạn phân biệt chủng tộc trong những năm 1960, song gần hai thập kỷ sau, chính phủ Mỹ mới áp đặt các biện pháp trừng phạt thích đáng.
Tấm poster từ một chiến dịch của Phong trào chống phân biệt chủng tộc của người Anh. Tổ chức này đòi hủy tour diễn ở Anh vào năm 1970 vì đội tuyển cricket của Nam Phi đều là người da trắng.
Ảnh minh họa tưởng nhớ Hector Petsen, một sinh viên bị giết trong cuộc nổi dậy tại một nơi không có người da đen sinh sống Soweto. Vào tháng 6/1976, các sinh viên đã đứng dậy chống lại chính phủ vì ép buộc về giáo dục. Hơn 570 người đã bị giết trong những tháng bạo động sau đó, cuộc nổi dậy là một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống phân biệt chủng tộc.
Bức tranh có tựa đề “Kinh tế toàn cầu và tẩy chay quân đội Nam Phi” được thiết kế trong chiến dịch chống phân biệt chủng tộc ở Hà Lan. Trong bức ảnh là tên các công ty đang làm ăn với Nam Phi và phong trào này là một phần trong chiến dịch.
Vào tháng 3/1980, một tờ nhật báo của Nam Phi đã xuất bản với lời thỉnh cầu trả tự do cho Nelson Mandela. Phong trào chống phân biệt chủng tộc của Anh đã lập phong trào ủng hộ ông, với sự bảo lãnh của hiệp hội thương mại, nghệ sĩ, học thuật và các thành viên của Hội đồng Anh.
Tấm poster trong một lễ kỷ niệm lần 25 Hiến chương Tự do tuyên bố bởi Hội đồng Nam Phi, một hiệp hội của những người chống phân biệt chủng tộc. Hiến chương yêu cầu nhân quyền cho tất cả các dân tộc ở Nam Phi.
Tấm poster thuộc một chiến dịch ủng hộ dự luật các quỹ hưu trí ở Massachusetts bán cổ phiếu và trái phiếu của các công ty đang kinh doanh với Nam Phi. Dự luật được thông qua năm 1982. Một vài bang và các thành phố ở Mỹ cũng thông qua các luật tương tự.
Trong giai đoạn những năm 1970-1980, nhiều tổ chức ở Bắc Mỹ đã lập các chiến dịch ủng hộ phong trào hòa bình quốc tế ở châu Phi. Tấm poster thuộc các phong trào này, được tìm thấy ở Vancouver, California, và New York.
Đầu những năm 1980, những nhóm hoạt động ở địa phương đã giải thích nạn phân biệt chủng tộc trước công chúng Mỹ. Tấm poster thuộc một forum ở Nam Phi.
Giữa những năm 80, một chiến dịch áp đặt trừng phạt kinh tế ở Nam Phi đã được các chính trị gia và các nghệ sĩ Mỹ ủng hộ. Trong ảnh là diễn viên Danny Glover.
Một buổi hòa nhạc ủng hộ phong trào chống nạn phân biệt chủng tộc của Anh đã thu hút được 72.000 người đến sân vận động Wembley ở London, vào tháng 6/1988. Đây là một phần thuộc chiến dịch “Nelson Mandela: Freedom at 70”. Trong buổi biểu diễn có Stevie Wonder, Whitney Houston, và Sting, được chiếu trên 60 quốc gia.
Tấm poster chúc mừng ông Mandela được trả tự do vào tháng 2/1990, và kêu gọi giải phóng những tù nhân chính trị khác.
Vào tháng 6/1990, ông Madela bắt đầu chuyến thăm 8 thành phố của Mỹ. Khoảng 58.000 người đã tham gia chào đón sự xuất hiện của ông ở Oakland, Calif.
Chiếc khuy được làm trong chiến dịch ủng hộ tổng thống Nam phi từ năm 1994, với cuộc bỏ phiếu dân chủ đầu tiên ở quốc gia này.
C.K (Theo The New York Times)