Nhờ một chiêu bán hàng đặc biệt, người đàn ông lập nên đế chế đồ chơi khổng lồ

Thứ 2, 23/12/2024 11:53

Những món đồ chơi thời thượng này được giới trẻ Trung Quốc cực kỳ yêu thích.

Bạn có biết con búp bê đang bĩu môi không? Chính nhờ con búp bê này mà Wang Ning - chủ tịch kiêm CEO của Pop Mart đã kiếm được 50 tỷ Nhân dân tệ.

Lợi nhuận khổng lồ từ “điểm yếu” của con người

Văn hóa đồ chơi thời thượng ban đầu phát triển chủ yếu tại Nhật Bản và Mỹ. Điều này chủ yếu là do 2 quốc gia này đã làm rất tốt trong lĩnh vực hoạt hình.

Dựa trên lợi thế này, nhiều công ty hoạt hình đã tung ra các sản phẩm “ăn theo” như mô hình tượng, đồ chơi. Họ còn hợp tác với các ngôi sao nổi tiếng để tạo nên "cảm xúc thương hiệu" cho người tiêu dùng.

img

Wang Ning khởi nghiệp bằng việc bán búp bê đồ chơi.

Khi công ty Pop Mart mới được thành lập, văn hóa đồ chơi thời thượng tại Trung Quốc vẫn chưa phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Để tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa thời thượng này, Wang Ning đã tới Nhật Bản khảo sát thị trường và phát hiện ra một cách bán hàng kiểu mới – hộp mù (hộp bí ẩn).

Hộp mù là gì? Trên thực tế, nó không phải là một món đồ chơi mà là một sự tò mò.

Đúng như tên gọi của nó, hộp mù có nghĩa là bạn không biết bên trong nó có gì nhưng giá bán không chênh lệch nhiều so với một món đồ chơi bình thường. Cùng với một số tiền, bạn có 2 lựa chọn: 1 là mua một con búp bê mình thấy rõ trước mặt, 2 là mua một con búp bê đặt trong hộp mù mà không biết mình sẽ nhận được cái gì. Hộp mù đã khai thác được sự tò mò của con người.

Vì vậy, dù bạn có thể mua được những gì bạn muốn nhưng sự hấp dẫn của hộp mù, từ yếu tố bất ngờ, đã khiến nó nhanh chóng được giới trẻ yêu thích.

img

Nhờ một chiêu bán hàng đặc biệt, anh đã vực dậy công ty.

Trung Quốc có câu nói "sự tò mò sẽ giết chết con mèo", khi áp dụng vào hộp mù, có nghĩa là sự tò mò sẽ lấy đi hết tiền bạc của bạn.

Đa số mọi người đều có khả năng mua được mô hình tượng mà mình muốn, nhưng họ lại thích trải nghiệm quá trình mở hộp mù hơn. Việc tự mình dùng tiền để mua trực tiếp sản phẩm và việc mở hộp mù dựa vào may mắn mang lại giá trị cảm xúc hoàn toàn khác nhau.

Sau khi trở về nước, Wang Ning trăn trở muốn áp dụng mô hình kinh doanh này vào công ty mình.

Đúng lúc này, một hiện tượng tưởng chừng như không đáng kể đã thu hút sự chú ý của Wang Ning - một con búp bê tên là "Sonny Angel" đang bán chạy như tôm tươi trong cửa hàng, chiếm gần 1/3 doanh số bán ra.

Wang Ning nhận ra rằng giới trẻ hiện đang thích chạy theo trend là các món đồ chơi sành điệu, xu hướng tiêu dùng này đang nổi. Vì vậy, anh quyết định thay đổi hướng kinh doanh của công ty.

Năm 2016, Wang Ning hợp tác với nhà thiết kế nổi tiếng Kenny và nhanh chóng cho ra mắt hộp mù Molly đầu tiên. Mô hình marketing “bóc kho báu quý hiếm” đã trực tiếp đánh động vào tâm lý tò mò, ham mê may rủi của giới trẻ và nhanh chóng gây sốt trên thị trường.

img

Hộp mù chính là thứ giúp anh thành công như ngày nay.

Mặc dù cách bán hàng này đã kiếm được nhiều tiền nhưng nó cũng vấp phải rất nhiều tranh cãi từ dư luận.

Một mặt, một số người cáo buộc Wang Ning lợi dụng điểm yếu trong bản chất con người để kiếm lợi nhuận khổng lồ, từ đó hủy hoại tương lai của cả một thế hệ. Mặt khác, cũng có người ca ngợi sự nhạy bén kinh doanh và sự đổi mới trong tiếp thị của Wang Ning, họ tin rằng đây là cách kinh doanh hợp pháp.

Năm 2020, sau khi Pop Mart được niêm yết tại Hong Kong, Wang Ning đã trở thành tỷ phú, khi đó anh mới 33 tuổi.

Con nhà nòi kinh doanh

Được biết, Wang Ning (SN 1987) sinh ra tại Tân Hương, Hà Nam, Trung Quốc. Vì gia đình làm kinh doanh nên Wang Ning từ nhỏ đã khác với những đứa trẻ khác. Anh không bị cám dỗ bởi những trò chơi vui nhộn mà thay vào đó bị thu hút bởi công việc kinh doanh của cha mẹ.

Anh dành cả ngày quan sát cách cha mẹ mặc cả, trưng bày hàng hóa, tìm kiếm nguồn hàng, đắm chìm trong đó như một người kinh doanh kỳ cựu.

img

Tài năng trong kinh doanh của anh khiến nhiều người trầm trồ.

Vào mùa hè sau khi tốt nghiệp trung học, trong khi các bạn cùng lứa vẫn bị ám ảnh bởi việc chơi game, Wang Ning đã chuẩn bị bắt đầu công việc kinh doanh đầu tiên của mình.

Anh làm công việc phát tờ rơi, dạy học sinh đá bóng. Tuy không kiếm được nhiều tiền nhưng nó đã đặt nền móng cho hành trình khởi nghiệp sau này của anh. Vì đam mê kinh doanh nên kết quả thi đại học của anh không tốt, phải vào học tại Đại học Sias ở thành phố Trịnh Châu.

Nhờ ngôi trường này mà Wang Ning có cái nhìn rộng hơn về kinh doanh, bởi vì phương pháp quản lý của trường này mang tính quốc tế và nhiều sinh viên là người nước ngoài. Thời học đại học, anh tận dụng mọi cơ hội để kinh doanh kiếm tiền.

Ở tuổi 23, Wang Ning đến Bắc Kinh và thành lập công ty đầu tiên của mình - Pop Mart.

Thành công không phải ngẫu nhiên mà có, cũng không phải một sớm một chiều. Đằng sau việc Wang Ning trở thành tỷ phú ở tuổi 37 là chuỗi ngày điên cuồng làm việc. Với tầm nhìn xa rộng và tinh thần đổi mới mạnh mẽ, chắc chắc Wang Ning sẽ còn tiến xa hơn nữa.

Phan Hằng (Theo 163)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.