Nhóm người được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí KCB, không biết quá phí

Nhóm người được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí KCB, không biết quá phí

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 7, 14/10/2023 12:00

Theo quy định, có 5 nhóm đối tượng được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả 100% mức hưởng khi khám chữa bệnh.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018 có 5 nhóm đối tượng được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) bao gồm:

Nhóm thứ nhất: Các đối tượng là người có công với cách mạng, cựu chiến binh, người được hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng, người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, thân nhân của người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

Nhóm thứ hai được hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỉ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế. Các đối tượng này bao gồm những người hoạt động cách mạng trước năm 1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỉ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; trẻ em dưới sáu tuổi.

Nhóm thứ ba là những người khám chữa bệnh tại tuyến xã.

Nhóm thứ tư là các trường hợp khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến có chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng, 15% lương cơ sở tương ứng với 270.000 đồng.

Nhóm thứ năm là những người tham gia BHYT năm năm liên tục trở lên, có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn sáu tháng lương cơ sở (6 tháng lương cơ sở hiện nay là 10.800.000 đồng).

BHYT là chế độ bảo hiểm của Đảng và Nhà nước nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân, được nhà nước bảo hộ, do cơ quan BHXH tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận.

Tham gia BHYT mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là các gia đình có mức thu nhập thấp khi chẳng may đau ốm đau, bệnh tật. BHYT còn mang ý nghĩa nhân đạo cộng đồng sâu sắc vì khi mọi người cùng nhau tham gia BHYT, người khỏe sẽ hỗ trợ cho những người chẳng may bị ốm đau bệnh tật. Qua đó, góp phần quan trọng thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Tính đến hết năm 2022, toàn quốc đã có 91,074 triệu người tham gia BHYT; đạt tỉ lệ 92,04% dân số (vượt 0,04% so với chỉ tiêu tại Nghị quyết 01/NQ-CP); tăng 2,237 triệu người so với năm 2021, là 1 trong 7 chỉ tiêu kinh tế-xã hội vượt kế hoạch năm 2022 được Quốc hội, Chính phủ giao.

Từ 15/10, Hà Nội dừng in thẻ BHYT giấy trả cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thời gian qua, chuyển đổi số trong lĩnh vực BHXH, BHYT tại thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều hiệu quả, tạo được sự thuận lợi, hài lòng cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT.

Để tiếp tục thực hiện đơn giản hóa giấy tờ, thủ tục, tiết kiệm thời gian đối với người dân, từ ngày 15/10, BHXH thành phố Hà Nội dừng việc in thẻ BHYT giấy chuyển đến Trung tâm Dịch vụ việc làm để trả cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp như hiện nay.

Thay vào đó, thực hiện gia hạn thẻ trên hệ thống dữ liệu do ngành quản lý và người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng mã số BHXH cũ trước khi nghỉ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bên cạnh đó, cũng đề nghị Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố thông tin ngay cho người lao động khi người lao động đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc dừng in thẻ BHYT giấy của cơ quan BHXH kể từ ngày 15/10 để người lao động biết và phối hợp thực hiện.

Người lao động có thể sử dụng thẻ BHYT giấy đã được cấp trước đó để đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Đồng thời, Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố tiếp tục phối hợp tuyên truyền đến người lao động khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện cài đặt ứng dụng VssID "Bảo hiểm xã hội số" để tra cứu thông tin.

Ngoài ra, các cơ sở khám chữa bệnh BHYT thực hiện phối hợp hướng dẫn, tiếp nhận thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, ứng dụng định danh điện tử VNeID, Căn cước công dân có gắn chíp để thực hiện việc khám chữa bệnh đối với người dân và người lao động, đảm bảo đầy đủ quyền lợi theo quy định.

Trường hợp người tham gia BHYT đến giao dịch tại các cơ sở khám chữa bệnh nhưng chưa cài đặt hoặc đã cài nhưng chưa kích hoạt thành công ứng dụng VssID, ứng dụng định danh điện tử VNeID mức 2 (có tích hợp thẻ BHYT), căn cước công dân gắn chíp chưa được đồng bộ với dữ liệu tham gia BHYT... có liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội để được giải quyết.

Trước ý kiến về một số người già đã quen sử dụng thẻ bảo hiểm giấy, khó tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin, BHXH thành phố cho biết, nếu có yêu cầu, vẫn được cấp thẻ bảo hiểm giấy.

 

Minh Hoa (t/h)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.