Nhóm thiếu niên Israel đào được kho báu Ai Cập hơn 1.000 năm

Nhóm thiếu niên Israel đào được kho báu Ai Cập hơn 1.000 năm

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 4, 26/08/2020 16:28

Một nhóm các thiếu niên Israel vừa đào được kho báu là hàng trăm đồng tiền vàng có niên đại hơn 1.000 năm.

Cơ quan Quản lý Cổ vật Israel vừa tiếp nhận một túi cổ vật mà nhóm thiếu niên tình nguyện tham gia khai quật tại miền Trung Israel phát hiện.

Đó là hàng trăm đồng tiền vàng có niên đại 1.100 năm, cụ thể theo chuyên gia về tiền cổ Robert Kool, 425 đồng vàng ròng 24 carat có niên đại từ thời Nhà Abbasid vào thế kỷ 9 và có giá trị đáng kể vào thời đó.

Các nhà nghiên cứu cho hay người chôn kho báu này chắc chắn đã mong lấy lại được nó và thậm chí còn cố định lọ đựng bằng một cái đinh để nó không bị xê dịch. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì nên kho báu nằm dưới lòng đất đến tận hôm nay.

Cộng đồng mạng - Nhóm thiếu niên Israel đào được kho báu Ai Cập hơn 1.000 năm

Hơn 400 đồng tiền vàng thật được nhóm thiếu niên tìm thấy.

Số tiền vàng trên được tìm thấy tại các xưởng xây dựng và danh tính chủ nhân của nó vẫn là một bí ẩn.  

"Ví dụ, với số tiền này, một người có thể mua được một căn nhà sang trọng tại một trong những khu dân cư xa hoa bậc nhất ở Fustat, thủ đô giàu có khổng lồ của Ai Cập vào thời đó" - ông Kool nói.

Trước đó, một cổ vật Ai Cập 3.400 tuổi từ thời đồ đồng đã được một bác sĩ thú y phát hiện dưới biển Israel trong lúc bơi.

Bác sĩ thú y Rafi Bahalul nói: "Tôi đã nhìn thấy và lặn xuống để chạm vào nó. Hoá ra đó là một chiếc mỏ neo đá khắc chữ tượng hình. Giống như đi vào một ngôi đền Ai Cập dưới đáy Địa Trung Hải vậy".

Ông Bahalul đã kêu gọi các chuyên gia từ Viện Cổ vật Israel kiểm tra cổ vật ngay ngoài thị trấn Atlit gần Haifa.

Chiếc mỏ neo đá đã được trục vớt và hiện đang được trưng bày trong một triển lãm về văn tự Ai Cập tại bảo tàng Israel ở Jerusalem.

Chiếc mỏ neo đá được các con tàu sử dụng trong thời đại đồ đồng, vốn đã kết thúc khoảng 3.200 năm trước, nó có hình dạng như một hình thang với các góc tròn, với một lỗ được khoan gần phía trên cùng để cố định dây.

Mẫu vật được trang trí đẹp mắt, nổi bật với hình ảnh nữ thần cổ đại và chữ viết tượng hình. Nó rõ ràng đã chìm xuống cát, gần như nguyên vẹn trong nhiều thiên niên kỷ cho đến khi bị bão cuốn vào gần bờ.

Cộng đồng mạng - Nhóm thiếu niên Israel đào được kho báu Ai Cập hơn 1.000 năm (Hình 2).

Các mỏ neo tương tự từ thời kỳ này đã xuất hiện trước đây trên bờ biển của Levant - khu vực rộng lớn ở phía đông Địa Trung Hải.  

Phần đáng nói nhất là hình ảnh ở phía dưới được xác định là nữ thần Seshat.

Seshat được coi là người ghi chép của Pharaoh. Bà ghi tất cả những chiến công, thành tựu, bao gồm cả những tù binh hay chiến lợi phẩm của một vị vua trên một thân cây cọ.

Bà còn được biết đến với tên gọi "Người đàn bà của văn tự" vì đã chăm sóc Thư viện của các vị thần và bảo vệ toàn bộ văn tự trên thế giới. Bà được miêu tả là một người phụ nữ mặc áo da báo, đội trên đầu một cây cọ với hai cái sừng úp ngược. Tới nay người ta vẫn không rõ biểu tượng đó nghĩa là gì

Cho đến nay, không có đền thờ nào dành riêng cho nữ thần. Tuy nhiên, bà đã được khắc họa trên một số ngôi đền. 

Nữ thần này không có đền thờ riêng dành riêng cho mình mà thường xuất hiện trên các bức tường của các ngôi đền lớn khác, ghi lại những năm trị vì của Pharaoh, ghi tất cả những chiến công, thành tựu, bao gồm cả tù binh hay chiến lợi phẩm của một vị vua.

 Nguyên Anh (Nguồn Live Science)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.