Có thể nói một trong những nơi tập trung nhiều cửa hàng chuyên kinh doanh về hàng mã của thành phố , như: đường Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông (quận 5); chợ Thiếc (quận 11); khu ven chợ Bình Tây (quận 6)… Tùy từng nhu cầu của khách hàng muốn mua nhiều, hay ít số lượng bao nhiêu cũng có.
Nhiều mẫu mã, chủng loại từ đồ thờ, quần áo cúng ông Công, ông Táo.
Các chợ đầu mối như Chợ Lớn, Bình Tây, người đi mua đồ cúng hết sức nhộn nhịp, nhiều nhất là bộ đồ cúng gồm quần áo, mũ, dép và cá chép cho ông Táo, tiền vàng, hương...Không chỉ tập trung ở các tuyến đường chính yếu như Hải Thượng Lãn Ông, khu phố người hoa.. , đồ lễ cũng được bày bán nhiều tại các chợ trong thành phố và cả trên những gánh hàng rong với giá rẻ hơn. Người mua rất dễ dàng để chọn được một bộ đồ cúng ưng ý ở đây.
Thị trường vàng mã năm nay khá đa dạng về mẫu mã. Các bộ đồ như mũ, áo, giầy dép của ông Công. Giá vàng mã năm nay tăng bình quân từ 10 đến 15%. Hiện giá một bộ đồ cúng ông Công, ông Táo loại trung bình có giá 5000 đồng đến 7000 đồng một bộ, những bộ lớn hơn có giá khoảng 10.000 đống một bộ,các loại. Tiền ân phủ bộ nhỏ có giá khoàng 3000 đồng, bố lớn giá từ 10.000 đến 12.000 đồng một bộ. cặp các hóa long có giá từ 5000 đến 10.000 đồng một cặp với ý nghĩa câu mong sự ngọt ngào đằm thắm trong năm mới.
Đông đúc người mua đồ cúng ông Công, ông Táo.
Ngoài giấy tiền vàng bạc, đồ cúng ông Táo bằng hàng mã, các loại trái cây, bánh kẹo, hoa tươi giá tăng nhẹ từ 5 – 10% . Giá hoa cúc 8.000 – 10.000 đồng/bó, mãng cầu 50.000 đồng/ 1kilogam, cam đường 25.000 đồng – 35.000 đồng/1kilogam, bánh 25.000 đến 25.000 đồng/ 1 bịch... Riêng cá chép nhỏ (cá kiểng 3 đuôi đủ màu) cũng được bày bán nhiều, giá 15.000 đồng – 20.000 đồng/, cá chép lớn khoảng 25.000 đồng – 30.000 đồng/con 200 g – 300 g.
Hoa cũng đắt khách
Tại chợ Bình Tây, Chợ Lớn các tiểu thương chia sẻ " Điểm khác biệt so với những năm trước là năm nay, chỉ những đồ dùng cần thiết cho ngày ông Công ông Táo như mũ mão, quần áo, cá chép giấy...là bán khá chạy. Còn những loại hàng mã xa sỉ khác rất ít người hỏi mua".
Mặt hàng bình dân được nhiều người ưa chuộng hơn.
Theo ghi nhận của PV, mặc dù các mặt hàng xa sỉ có giảm so với năm ngoái. Tuy nhiên, sức mua của người dân không giảm so với các năm trước, bời yếu tố tâm linh luôn là nền tảng và đặc trưng của người Á Đông từ xưa tới nay.
Nhiều cửa hàng bày bán tấp nập trước ngày ông Công, ông Táo về trời
Để chuận bị ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời cho chu đáo, chị Bùi Thị Mông, quận Thủ Đức, TP.HCM chia sẻ: “Tôi thấy thị trường vàng mã rất phong phú, rất nhiều thứ để chọn. Nhưng với tôi thì điều quan trong là mình làm đúng lễ, không cần quá cầu kỳ chỉ cần trân trong và có tâm. Tôi cũng mua mũ ông công, ông táo, làm cơm xong rồi hóa vàng. Đây là theo phong tục từ xưa đến nay.
Trao đổi với nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân cũng cho biết thêm "Ngày Tết ông Táo, ông Công thể hiện cái đẹp trong đời sống văn hóa tìn ngưỡng của người Việt Nam nói riêng, người Á đông nói chung. Qua viêc cúng Táo Công người ta cũng cầu mong một năm mới nhiều điều tốt lành. Với gia đình tôi bàn thờ Táo Công thường đặt trên bàn."
Theo Dân trí