Những áp lực không tên của cô giáo dạy trẻ tự kỷ

Những áp lực không tên của cô giáo dạy trẻ tự kỷ

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Chủ nhật, 19/11/2017 20:07

Dạy một đứa trẻ bình thường các thầy, cô giáo cũng gặp không ít khó khăn, vất vả. Dạy học sinh tự kỷ lại khó hơn gấp bội.

image

Tâm tư của giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Trong không khí cận kề ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, PV báo Người Đưa Tin đã có dịp được lắng nghe những cô giáo dạy trẻ tự kỷ chia sẻ về công việc hàng ngày của mình.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Vi Thị Vân (SN 1987, quê Thái Bình) hiện là giáo viên trường mầm non Thăng Long Kidsmart cho biết: “Năm 2012, tôi tốt nghiệp trường đại học Sư phạm Hà Nội. Nhưng tính thời gian gắn bó với công việc dạy trẻ tự kỷ là từ năm 2007”.

Chị Vân chia sẻ, ngày đó, chị cứ nghĩ ra trường sẽ xin vào làm một công việc đúng với chuyên ngành của mình. Tuy nhiên, “cơ duyên” đã đưa chị đến với công việc dạy trẻ “đặc biệt” như hiện tại. Chị nhớ lại: “Đó chính là một quyết định sáng suốt của tôi khi đăng ký dự thi vào khoa Giáo dục đặc biệt, trường đại học Sư phạm Hà Nội. Tôi thi đỗ và cảm thấy may mắn đang mỉm cười với mình. Chính vì thế, tôi đã quyết tâm theo chuyên ngành này một cách xuất sắc nhất. Ban ngày tôi vẫn theo học để nâng cao kiến thức của mình, tối đến tôi dành thời gian dạy các bé tự kỷ”.

Gia đình - Những áp lực không tên của cô giáo dạy trẻ tự kỷ

Chị Vân đang tương tác 1-1 với trẻ.

“Bên cạnh việc học tập, tôi còn tham gia công tác Đoàn, Hội tại trường. Chính vì thế, tôi càng có thêm nhiều cơ hội để trải nghiệm và tiếp xúc với các bé có hoàn cảnh đặc biệt cả về tinh thần lẫn vật chất. Các bé là những trẻ lang thang cơ nhỡ hay những trẻ khuyết tật,... Hiểu được hoàn cảnh của các bé, tôi càng yêu thích công việc này hơn. Tôi tự hứa, cần cố gắng hơn nữa để giúp đỡ các em”, chị Vân bày tỏ.

9 năm theo nghề giáo viên dạy trẻ tự kỷ nói riêng và trẻ có nhu cầu đặc biệt nói chung, chị Vân cũng không nhớ nổi mình đã can thiệp, hướng dẫn, chăm sóc cho bao nhiêu trẻ. Chỉ biết rằng, mỗi một lần được tiếp xúc với những đứa trẻ như vậy tình yêu thương của một cô giáo lại dâng lên những cảm xúc khó tả.

Với chị, mỗi ngày lên lớp là một kỷ niệm. Đôi khi, những bài học cứ ám ảnh chị cả trong giấc mơ. Chị trải lòng: “Khi đến với tôi, các con như một tờ giấy trắng, hồn nhiên và chưa có một tỳ vết nào trong tâm hồn cũng như nhận thức. Có bé chưa biết nói, có bé chưa có kỹ năng tự phục vụ... đó là một thiệt thòi vô cùng lớn. Gia đình và bố mẹ các bé vô cùng lo lắng, bởi các con có “sức bật” rất chậm. Thế nên, tình yêu thương của người giáo viên đã giúp chúng tôi luôn luôn đồng hành cùng các con. Sau một thời gian, con đã biết tự phục vụ như: Mặc quần áo đơn giản, xúc ăn bằng thìa, nói những câu đơn giản (3-4 từ).

Rồi chúng tôi bật khóc nghe các con gọi tiếng “Mẹ”. Những tiếng bi bô đầu đời đã khiến những người sinh ra các con nghẹn ngào, xúc động. Họ chạy đến bên con mà ôm mà hôn rồi nói: “Mẹ đây con”. Niềm hạnh phúc in sâu trong đáy mắt họ, những lời cảm ơn, những chia sẻ từ tận tâm can của các vị phụ huynh chính là động lực để chúng tôi thêm yêu nghề hơn”.

Tốt nghiệp đại học Sư phạm Hà Nội chuyên ngành Giáo dục đặc biệt, ban đầu những người bạn của chị Lê Thị Lệ Thủy (SN 1988, quê Ninh Bình), nghĩ chị sẽ dạy người khuyết tật. Nhưng chị Thủy đã quyết định dạy trẻ tự kỷ và gắn bó với công việc này từ năm 2011. Hiện tại, chị là Hiệu trưởng nhóm lớp hòa nhập Khai Tâm (Đại Kim, Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội).

Gia đình - Những áp lực không tên của cô giáo dạy trẻ tự kỷ (Hình 2).

Chị Thủy gắn bó với công việc là giáo viên dạy trẻ tự kỷ từ năm 2011.

Trong quá trình dạy trẻ tự kỷ, khó khăn mà chị cảm nhận rõ đó chính là việc làm sao để trẻ nghe lời, biết phân biệt màu sắc, chữ cái, hình ảnh và cả ngôn ngữ.

“Mỗi một trẻ tự kỷ sẽ có một biểu hiện  bệnh khác nhau, có em thì thu mình không giao tiếp với thế giới bên ngoài, có em không nói chuyện với ai nhưng cũng có em lại nói quá nhiều. Có những bạn tiếp thu chậm nên việc phải dạy từ 10-20 lần là chuyện thường ngày đối với chúng tôi. Bên cạnh đó, cũng có một khó khăn nữa là gia đình của các bé không hiểu sự nỗ lực của giáo viên, họ không nghĩ con họ lại mắc chứng bệnh này mà lại ở mức độ nặng, nên việc phối hợp giáo dục giữa phụ huynh và giáo viên đôi khi còn hạn chế”, chị Thủy cho hay.

Chị Thủy vẫn thường tự nhắc nhở bản thân khi theo đuổi công việc này cần phải có sự nhẫn nại, kiên trì, tỉ mỉ. Chính vì vậy, mỗi lần kiên trì hướng dẫn thành công cho trẻ, hay trẻ nhớ được tên cô giáo thì chị Thủy coi đó là một kỳ tích.

(còn nữa)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.