Những bệnh độ tuổi trẻ học mẫu giáo thường gặp mẹ nên biết để phòng bệnh cho con

Nhập bài QC

Nhập bài QC

Thứ 5, 23/08/2018 10:15

Bệnh ở trẻ em thường gặp trong độ tuổi mẫu giáo rất đa dạng. Vì khi đi học, bé tiếp xúc với nhiều người, bạn đồng lứa, thế nên, dễ mắc các bệnh lây nhiễm. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, một số bệnh có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ nhận biết 9 bệnh trẻ mầm non thường gặp khi đi học, để có cách phòng ngừa, cũng như xử lý phù hợp

1. Bệnh về da – bệnh  hay gặp nhất ở trẻ em 

Cần biết - Những bệnh độ tuổi trẻ học mẫu giáo thường gặp mẹ nên biết để phòng bệnh cho con

Vết côn trùng cắn có thể gây viêm da cơ địa ở trẻ em

Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ mầm non vẫn chưa được hoàn thiện. Trẻ đi học mẫu giáo vẫn chưa có khả năng chống lại các tác động từ môi trường, nhất là bệnh tật. Do đó, đây là độ tuổi mà bệnh truyền nhiễm thường “nhắm” đến, trong đó phải kể đến các bệnh viêm nhiễm ngoài da, các bé thường ngủ trưa cùng nhau, ăn uống với đồ vật để chung, hoặc côn trùng cắn – nên đây là bệnh ở trẻ em mầm non dễ lây lan và thường xuyên mắc nhất.

2. Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

  • Trẻ đau mắt đỏ do mắt bị nhiễm khuẩn hoặc virus, gây nên sưng viêm màng kết. Đây không chỉ là bệnh ở trẻ em hay gặp, mà còn dễ lây truyền trong môi trường xã hội. Đau mắt đỏ ở trẻ có thể được điều trị với việc bôi thuốc mỡ, hoặc thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Tuy nhiên, cần phát hiện sớm, nếu không, bệnh sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đến mắt của bé, như viêm mắt nặng hơn.
  • Khi chăm sóc bé bị đau mắt đỏ tại nhà, nguyên tắc đầu tiên cần lưu ý là giữ vệ sinh mọi vật dụng, ngóc ngách trong nhà sạch sẽ. Cho bé nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí, không khói bụi. Dùng khăn sạch nhúng nước ấm lau hoặc đắp lên mắt đỏ của bé để giảm bớt cảm giác khó chịu.

3. Nhiễm giun sán

  • Khi bắt đầu đến độ tuổi đi học, trẻ mở rộng môi trường vui chơi cùng bạn bè, thầy cô. Với những bé thường xuyên nghịch đất, hoặc chơi để tay bẩn, tiếp xúc sàn nhà bẩn, nhà vệ sinh hoặc các vật dụng không sạch sẽ… thì đây là những điều kiện thuận lợi để trứng giun đũa, giun kim sinh sôi nảy nở. Nhất là với những bé hay có thói quen mút ngón tay, thường cho tay lên miệng, mặt, thì nguy cơ bị nhiễm giun sán còn cao hơn rất nhiều.
  • Triệu chứng khi bé bị nhiễm giun kim, giun đũa như bụng phình to lên, sụt cân, suy dinh dưỡng. Nếu được phát hiện sớm và tẩy giun kịp thời, tình trạng này vẫn có thể được cải thiện. Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý công tác phòng ngừa cho con. Theo khuyến cáo của Bộ y tế, cứ mỗi 6 tháng, cần cho bé tẩy giun định kỳ. Đồng thời, theo dõi biểu đồ phát triển của bé về cả chỉ số cân nặng, chiều cao, để kịp thời nhận biết nếu có bất kì bất thường nào.

4. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ mầm non

Khi bé bị rối loạn tiêu hóa, thường có biểu hiện như nôn ói nhiều lần, nổi phát ban trên người, bị viêm hạch, mắt đau nhức, sốt. Nguyên nhân gây bệnh là do bé nhiễm virus đường tiêu hóa, nhưng lại không có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Mặc dù bệnh có thể tự hết, nhưng giai đoạn sốt virus có thể lây lan nhanh, bùng phát thành dịch.

Do đó, nếu phát hiện con có biểu hiện hoặc được chẩn đoán là rối loạn tiêu hóa do virus, bố mẹ cần cách ly bé ngay. Cho bé nghỉ học, ở nhà chăm sóc đặc biệt. Để phòng ngừa, mỗi gia đình có con nhỏ cần tuân thủ Lịch tiêm chủng cho bé theo độ tuổi.

5. Bệnh ở trẻ em mầm non – viêm phế quản 

Cần biết - Những bệnh độ tuổi trẻ học mẫu giáo thường gặp mẹ nên biết để phòng bệnh cho con (Hình 2).

Viêm phế quản ở trẻ có thể dẫn đến viêm phổi cấp tính

Vào thời điểm giao mùa, các ký sinh trùng phát triển, trẻ dễ bị virus viêm phế quản xâm nhập qua lây nhiễm từ việc tiếp xúc dùng chung đồ chơi, đồ dùng chung ở trường mẫu giáo. Biểu hiện bé bị viêm phế quản gồm: sốt vừa hoặc cao, bỏ ăn, ho có đờm, chảy nước mũi trong, khó thở, đau thắt ngực xương ức. Nếu nhận thấy bé có những triệu chứng này, đưa bé đến bác sĩ ngay. Tránh để bệnh diễn biến nặng hơn, gây suy hô hấp cấp, viêm phổi cấp tính, xẹp phổi… rất nguy hiểm và khó chữa trị.

6. Trẻ bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng khiến trẻ trở nên lười ăn, ăn ít, tăng cân chậm hoặc thậm chí sụt cân, có nguy cơ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp. Biểu hiện lâm sàng như da xanh xao, mềm nhão, nhìn thiếu dưỡng khí, tính khí dễ buồn bực, hay quấy khóc, ít tham gia chơi với bạn cùng lứa, tập trung kém, không linh hoạt. Đáng chú ý, trẻ bị suy dinh dưỡng thường có biểu hiện chậm phát triển về mặt vận động, như chậm biết ngồi, chậm bò, chậm biết đi… Do đó, bố mẹ cần lưu ý biểu đồ tăng trưởng để sớm phát hiện tình trạng này.

Suy dinh dưỡng là bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi thường gặp, dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm về sức khỏe. Trẻ bị suy dinh dưỡng có nguy cơ thấp còi, còi xương cao, ảnh hưởng đến tầm vóc khi trưởng thành. Không những thế, sự phát triển tổng thể về trí tuệ, thể lực, khả năng chống chọi bệnh tật cũng bị ảnh hưởng nặng nề về lâu dài.

7. Viêm phổi ở trẻ mầm non

Theo thống kê, viêm phổi – một hình thức của viêm đường hô hấp cấp – chính là nguyên nhân có tỷ lệ gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi cao nhất. Bệnh có các biểu hiện như bé khó thở, sốt cao, ho nặng nề, bỏ ăn, bỏ chơi. Một số trường hợp còn xuất hiện kèm theo dấu hiệu viêm đường hô hấp trên.

Viêm phổi là bệnh ở trẻ em mầm non thường gặp, có diễn biến rất nhanh, các bé không thể kháng cự được lâu. Mặc dù có thể được điều trị bằng kháng sinh, nhưng với miễn dịch non yếu của các bé, cần đưa đến cơ sở y tế ngay. Đặc biệt, khi phát hiện bé có triệu chứng co giật, co rút lồng ngực, thở gấp, thì phải cho bé cấp cứu lập tức.

Hầu hết các bệnh ở trẻ em mầm non thường gặp sẽ được chữa lành nếu phát hiện kịp thời, và can thiệp phù hợp. Tuy nhiên, với điều kiện sức khỏe chưa được hoàn thiện ở các bé giai đoạn này, bố mẹ cần thực hiện biện pháp phòng ngừa tốt hơn. Trước tiên, giữ sạch sẽ vệ sinh môi trường sống, từ phòng ốc cho đến các vật dụng trong nhà. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé thường xuyên để nhận biết nếu có biểu hiện bất thường. Đồng thời, đừng quên Lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia mà địa phương thường xuyên phát động.

Bên cạnh đó việc nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ là hết sức cần thiết các mẹ nhé! Nếu mẹ đang băn khoăn chưa biết phải làm sao thì hãy nghĩ ngay đến cốm NutriBaby plus. 

Cần biết - Những bệnh độ tuổi trẻ học mẫu giáo thường gặp mẹ nên biết để phòng bệnh cho con (Hình 3).

Cốm NutriBaby plus nâng cao thể trạng, hệ miễn dịch cho trẻ

Với công thức tối ưu và nguồn nguyên liệu chuẩn hóa Châu Âu, NutriBaby plus được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại là giải pháp tuyệt vời được nhiều mẹ thông thái lựa chọn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng chủ động phòng chống tác nhân gây bệnh có hại.

Hãy phòng ngừa mọi thứ tốt nhất có thể cho con trước khi hậu quả đáng tiếc xảy ra, bố mẹ nhé!

Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, trẻ kém hấp thu hay sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).

 Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:

https://www.facebook.com/nutribaby.vn/

https://www.facebook.com/nutribabyplus/

Thu Loan

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.