Đối với những người có sở thích nghe nhạc chất lượng cao nhưng kinh phí eo hẹp như sinh viên hay người mới đi làm thì việc chi hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng cho những dàn âm thanh của những hãng nổi tiếng là điều không tưởng. Hơn nữa, nếu mới chơi mà chi một số tiền quá lớn để sắm thiết bị, nhưng chưa đủ tầm để thưởng thức cái hay, cái dở, cái độc đáo của chúng, thì sẽ rất nhanh chán và có cảm giác muốn... lên đời.
Do đó, kinh phí để bắt đầu với cái thú chơi rất tốn kém này có lẽ chỉ nên dừng ở mức 2 triệu đồng, một món tiền không quá lớn để bạn có thể trải nghiệm và làm quen.
1. Altec Lansing VS2721
Altec Lansing là một hãng làm đồ âm thanh danh tiếng của Mỹ. hông hiểu sao nghe đến tên Altec Lansing là người viết từ khi chưa nghe thử đã luôn có cảm giác về những bộ loa của hãng này sẽ thiên về thể hiện nhạc nhẹ hay một phần nào đó là New Age chứ không phải “bạo lực” như để nghe rock hay metal.
VS2721 là một bộ loa phù hợp với sở thích nhạc nhẹ, trữ tình
Và bộ VS2721 đúng là một bộ loa như vậy. 2721 chơi vocal khá, với dải treble ấn tượng, dải mid tương đối dày, và phải nói là ấn tượng nếu xét đến mức giá của nó. Nó lên những quãng cao của Bằng Kiều rất đạt và chơi được cả một nhạc cụ mà người viết có phần dành tình cảm là violon. Tuy nhiên dải bass thì hơi “củ chuối”, đánh khá tệ, dàn trải, không sâu và toàn “vuốt đuôi”, đặc biệt với tiếng guitar bass thì bạn sẽ thấy điều này rất rõ ràng. Tốt nhất với những bài nhạc có bè trầm đi nhiều hoặc là chủ đạo, bạn nên giảm bass bằng EQ để không bị ù.
Thiết kế của VS2721 không cầu kỳ, hơi “hoài cổ” và không có điểm nhấn nào đáng kể, tuy nhiên cũng không thể đòi hỏi một thiết kế đẹp ở mức giá này. Có một điểm cộng cho thiết kế đó là bộ điều khiển rất tiện lợi và đủ lớn để không bị “lăn lóc” như những điều khiển của các bộ loa giá rẻ khác (nếu có). Người viết thích điều khiển “có dây” hơn vì thường xuyên làm mất điều khiển của mọi loại thiết bị - LOL.
Xin lưu ý là bộ loa này công suất tương đối thấp, mặc dù việc tích hợp công suất tương đối lớn vào 2 loa vệ tinh có thể làm cho bạn tưởng là âm lượng của chúng lớn nếu nghe ở ban làm việc. Nó chỉ thích hợp cho không gian khoảng 15m2 trở xuống,nếu phòng bạn lớn hơn có lẽ bạn nên kiếm một bộ loa khác.
Giá tham khảo trên thị trường của VS2721 khoảng hơn 1 triệu 800 ngàn đồng.
2. Edifier M1380
Edifier không phải là một thương hiệu xa lạ với người dùng Việt Nam. Đáng ngạc nhiên là tuy có rất nhiều phân khúc sản phẩm, nhưng ở Việt Nam người ta thường nhớ đến Edifier ở phân khúc giá rẻ, hay những bộ loa chơi game, chứ ít khi nghĩ là họ có chế tạo ra những bộ loa nghe nhạc nghiêm túc.
Điều M1380 làm người viết thích là với thiết kế 2 loa vệ tinh rất nhỏ, người dùng có thể setup nó rất đơn giản và thay đổi dễ dàng khi có nhu cầu (nhưng cũng có thể khiến người dùng dễ làm rơi khi dọn dẹp - LOL). Tuy nhỏ như vậy nhưng hai loa này có âm lượng cũng không tồi, có thể nói là cũng gần ngang loa vệ tinh của bộ loa phía trên.
M1380 chơi tạp tốt trong tầm giá
Bass của M1380 khá hơn VS2721 nhiều, mid và treble thì ngược lại, không “tới” được như 2721. Bù lại M1380 đánh tạp khá tốt, phù hợp với người nghe nhạc làm thú vui chứ không chú trọng vào dải nào cụ thể. Tiếng vocal tốt nhưng kém ở những đoạn cao trào, bass thì tuy có lực nhưng chưa xuống được sâu. Nhìn tổng thee, M1380 cho âm “đủ” nhưng chưa “đầy”.
Đây là bộ loa có giá rất tốt, chỉ hơn 1 triệu đồng, nhưng người viết vẫn đưa vào đây vì đánh tạp và không chú trọng dải nào thì rất không cần thiết đầu tư một bộ loa nào dưới 2 triệu nữa vì chất không hơn được nhiều.
3. Edfieir HCS 2330
HCS 2330 có them cục điều khiển khá đẹp
HCS 2330 có bass tốt ngang 1380 (nhưng vẫn chưa xuống sâu được), nhưng chơi mid và treb khá hơn nhiều. Điều đáng buồn là ai nghe quen những dòng nhạc ấm áp như kiểu Quang Dũng, Tuấn Ngọc, hay Bằng Kiều sẽ thấy nó hơi chói ở đoạn cao trào, và đặc biệt nếu đặt volume lớn, nhưng dải mid thì vẫn thể hiện tốt. Loa này có lẽ hợp với nhạc nhẹ, trữ tình, không nên để em nó vào tay những anh rocker bạo lực - LOL.
HCS 2330 có công suất cũng không thích hợp để đánh ở phòng lớn. Muốn chất âm và đồng thời công suất tốt hơn người ta thường lên S330 (nhưng giá phải tầm 3-4 triệu). Bộ loa này có cả amply điều chỉnh nên khá tiện lợi để adjust trong lúc đang nghe và nhìn khá “hoành tráng”.
HCS 2330 có giá khoảng 2 triệu rưỡi trên thị trường.
4. Microlab Solo 5
Solo 5 với giá khoảng 2 triệu rưỡi rất đáng để chú ý
Khác với các đại diện 2.1 trên, Solo 5 là loa 2.0, mỗi loa đều tự có cục sub của mình nên tái tạo âm thanh có cảm giác về không gian hơn. Cứ tưởng tượng nếu có một dàn cello chơi trong dàn nhạc giao hưởng ở bè trầm, nếu với loa 2.1 thì ta thấy nó nằm 1 chỗ ở chỗ … cục sub, còn nếu loa 2.0 thì ta có thể phân biệt được âm thanh phát ra từ hướng nào.
Thiết kế của Solo 5 đẹp và khá hoài cổ (không mấy khi những dòng loa cấp thấp được trang bị những thiết kế hiện đại), nhưng nó đẹp hay không thì tùy gu của từng người, riêng người viết thấy không có vấn đề gì nhiều.
Chất lượng âm thanh của Solo 5 là cực tốt trong tầm tiền, đặc biệt nếu bạn muốn chơi trong không gian hơi rộng một chút (tầm 20m2), nếu không quá cầu kỳ thì bộ loa này có thể đáp ứng tốt.
Bass của Solo 5 tốt, tốt hơn hẳn M1380, HCS 2330, còn 2721 thì chỉ là … đuổi ruồi. Tiếng bass có chiều sâu, rất có lực, nhưng cũng có tốc độ rất tốt. Nhìn màng loa của phần bass rung chắc chắn cũng đủ làm trống ngực bạn rộn ràng như những ngày mới yêu - LOL (j/k).
Dải mid và treb cũng tốt, kém 1 chút (lưu ý là 1 chút thôi) nếu cùng âm lượng với VS2721, nhưng với “nội lực” mạnh mẽ hơn, và dải bass hơn nhiều, nên âm của Solo 5 có chiều sâu hơn nhiều, và cũng có khả năng chơi tạp tương đối tốt, kể cả metal hay rock.
Điều duy nhất ngăn cản người dùng đến với Solo 5 chỉ là khá khó kiếm hàng mới ở thời điểm hiện tại.
Solo 5 (hàng mới) hiện tại có giá khoảng 2 triệu rưỡi.