Những "chiêu trò" lách luật đều phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm!

Những "chiêu trò" lách luật đều phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm!

Thứ 5, 27/12/2012 23:45

Bên cạnh việc nhìn nhận những khía cạnh pháp lý trong vụ bầu Kiên, nhận xét về các tổ chức tín dụng trong thời gian qua, luật sư Trần Đình Triển, nguyên trưởng Ban pháp luật và phát triển nghiệp vụ Hiệp hội NH Việt Nam đã đưa ra nhiều ý kiến phân tích.

Đã từng có không ít giám đốc ngân hàng bị khởi tố

Trước tiên, tôi xin phân tích diễn tiến của cả một quá trình phát triển của các tổ chức tín dụng. Năm 1986, khi đường lối Đại hội Đảng về đổi mới phát triển kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần thì hệ thống ngân hàng (NH) phải đi theo.

Bất động sản - Những 'chiêu trò' lách luật đều phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm!

Sau sự cố bầu Kiên, hoạt động tại Ngân hàng ACB vẫn diễn ra bình thường.

Tách bạch giữa hai lĩnh vực trong hoạt động ngân hàng: Đó là cơ quản lý nhà nước - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng kinh doanh thương mại. Đến năm 1990, có hai pháp lệnh về ngân hàng thì hệ thống các tổ chức tín dụng lúc đó tồn tại gồm ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần. Ngân hàng thương mại cổ phần được chia thành hai loại: Ngân hàng cổ phần thương mại đô thị và ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn. Bên cạnh đó, có một hệ thống tổ chức công ty tài chính và HTX tín dụng, đi theo hàng loạt các chế định pháp lý đặt ra. Khách quan mà nói, khi thực hiện hai pháp lệnh, nó tạo ra bộ mặt mới của ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trường. Phát huy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, tăng trưởng kinh tế... Cùng với đó, về quản lý Nhà nước ,chúng ta đã phải kịp thời ở cả ba khía cạnh. Đó là ban hành văn bản pháp luật, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm...

Khi thực hiện 2 Pháp lệnh ngân hàng thì trước đó có hệ lụy của năm 1989 - 1990 là sự đổ vỡ hàng loạt các tổ chức tín dụng, đồng thời thí điểm một số ngân hàng cổ phần thì cũng có những sự cố xảy ra như NHCP Thái Bình, NHCP Thanh Hóa... bị giải thể, lãnh đạo NH đó cũng bị khởi tố. Việc ra đời các tổ chức tín dụng cũng trong bước thử nghiệm, lúc đó trình độ quản lý dưới góc độ quản lý Nhà nước, điều hành dưới góc độ quản lý hoạt động kinh doanh tiền tệ bất cập so với thế giới, yêu cầu của nền kinh tế và đời sống xã hội. Nhưng tôi cho rằng, giai đoạn thập kỷ 1990- 2000, trên quan điểm của hai Pháp lệnh, Nhà nước đã quản lý rất tốt (trước khi có luật NH). Bằng các công cụ pháp lý và trong quá trình thực hiện, nó đưa lại hiệu quả rất chắc chắn. Ví dụ, tại thời điểm đó đã cân nhắc đến việc tính toán hệ thống NHTM, với các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội bao nhiêu thì đủ, Ban Bí thư đã có chỉ đạo hạn chế ra đời các NHTMCP, thậm chí không cho ra đời nữa và tăng cường hoạt động quản lý đối với hoạt động ngân hàng. Lúc đó rất nhiều vấn đề đặt ra, trước hết về công tác tổ chức cán bộ, chúng ta cho các cán bộ đi học tập kinh nghiệm của các nước, áp dụng công nghệ về các sản phẩm tiên tiến của hoạt động NH và tăng cường quản lý các NHTM, đặc biệt, đó là vốn điều lệ phải là vốn thật với những điều kiện về tham gia Hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát, kế toán phải đảm bảo những điều kiện riêng biệt trong hoạt động ngân hàng. Đồng thời, siết chặt các quy định về quản lý tín dụng (hợp đồng cho vay, đưa ra các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng...). Trên các nguyên tắc đó, hàng loạt các văn bản của Nhà nước cũng ra đời hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng, ví dụ như: Bộ Luật Dân sự, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp, ra các chế định pháp lý như đăng ký giao dịch đảm bảo... Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, như cơ quan Thanh tra, cơ quan bảo vệ pháp luật Công an, Tòa án, VKS nhằm xử lý nghiêm khắc các vi phạm, vừa hỗ trợ hoạt động NH đi vào hoạt động lành mạnh. Tôi cho rằng, với một mô hình, điều kiện như vậy, ở giai đoạn đó, sau sự kiện Epco Minh Phụng và một số NH có những hoạt động trái phép đã bị giải thể, hay áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt như NH Phương Đông, và một số ngân hàng cổ phần nông thôn, hay NH Đại Nam, NHTMCP Việt Hoa..., các quy định về quản lý hoạt động tín dụng đã phát huy hiệu quả thực tế.

Ngăn chặn kịp thời những chiêu trò "lách luật"

Mấy năm vừa qua, một số chủ trương có phần thay đổi, như cho phép tiếp tục ra đời các NHTMCP, cho phép đưa các NHTMCP nông thôn lên NHTMCP đô thị - sự bình đẳng với nhau trong hoạt động kinh doanh tiền tệ giữa hệ thống NHCP. Tăng vốn điều lệ là một yêu cầu bắt buộc, buộc các ngân hàng phải đảm bảo, nếu không buộc phải giải thể hoặc sát nhập. Ở Việt Nam, hiện có trên dưới 50 NHTMCP. Sự ra đời nhiều NH như vậy thì dẫn đến sự cạnh tranh về khách hàng, cho vay, để đảm bảo cho lợi nhuận của NH. Việc yêu cầu tăng vốn điều lệ đó chính là cơ hội cho những người có tiền "lách" vào để khống chế hoạt động NH; Việc NH không đủ vốn điều lệ phải hợp nhất, sáp nhập với NH có thể tạo kẻ hở dẫn đến mua bán, trao đổi cổ phần, cổ phiếu cho nhau cũng là nguyên nhân cho việc một số nhóm người có cơ hội để nắm giữ NH. Đồng thời, về phương diện quản lý thì hậu quả khó lường có thể xảy ra như trường hợp đưa một NH "ốm yếu" này nhập vào một NH "ốm yếu" khác. Đồng thời, sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề cần xử lý như hợp đồng tín dụng, tài sản, cán bộ, hợp đồng lao động... Một vấn đề nữa, đó là cho phép đưa các NHTMCP nông thôn lên NHCP "đô thị" thì cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm nếu không quản lý tốt cũng dễ tạo ra kẽ hở cho một nhóm người nào đó thao túng NHCP nông thôn đó. Việc thành lập một NHCP nông thôn lúc đó chỉ cần vốn là 2 tỷ, nhưng NHCP "đô thị" thì phải có vốn điều lệ 50 tỷ. Có thể lấy ra một số ví dụ về NHTMCP "đô thị" bây giờ, mà trước đây nó là NHTMCP nông thôn... Điều suy ngẫm là NH nào cũng muốn làm thương hiệu bằng cách thuê, mua rất nhiều trụ sở ở các vị trí đắc địa để hoạt động NH, nâng cao các dịch vụ về quảng cáo, trả lương nhân viên thật cao. Trên thực tế, các tổ chức tín dụng cạnh tranh rất khốc liệt. Việc khống chế lãi suất huy động để vượt "phá rào" thì người ta mở ra bằng nhiều dịch vụ khác nhau, xổ số, tặng quà; việc cho vay thì thu nhiều phụ phí khá, thậm chí thu cả phí... đếm tiền, hay trả nợ trước hạn cũng thu phí trả nợ trước hạn. Có sự cạnh tranh để lôi kéo khách hàng lớn giữa các tổ chức tín dụng với nhau. Còn để "lách luật", ví dụ trong NH khống chế góp vốn điều lệ không vượt quá tỉ lệ theo quy định của pháp luật, thì họ tách ra rất nhiều lấy tư cách công ty của vợ, chồng, anh, em hay thậm chí đưa vợ đưa con vào, bằng nhiều cách để góp vốn và nắm hơn 50% vốn để biến NHCP thành NH "tư nhân". Nếu đã nắm trên 50 vốn NH, dẫu là các cá nhân khác nhau, nhưng nếu họ cùng là thành viên trong một gia đình, thì "quyền uy" thuộc về họ. Họ "lách" vay vốn dễ dàng thông qua công ty mà họ, hoặc người thân đứng tên điều hành, rồi quay trở lại rút vốn đáp ứng ý đồì, mục đích của họ. Hơn nữa, việc cho phép các NH vào nhiều lĩnh vực, sử dụng vốn tự có của mình kinh doanh các lĩnh vực khác như chứng khoán, bảo hiểm, thuê mua tài chính, công ty bất động sản, thậm chí đóng góp cổ phần vào các doanh nghiệp khác. Đó chính là một kẽ hở có thể bị kẻ xấu lợi dụng cho những mục đích không lành mạnh. Tuy nhiên, tất cả các hành vi "lách luật" nói trên đều đã được các cơ quan chức năng của chúng ta phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh. Mặt khác, với nguyên tắc an toàn là tối thượng nên việc quản lý Nhà nước trong hoạt động tín dụng là vô cùng chặt chẽ.

Quang Trung (ghi)


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.