Những chuyện về vàng - phương tiện cất giữ của cải từ xa xưa

Những chuyện về vàng - phương tiện cất giữ của cải từ xa xưa

Đào Lan Anh

Đào Lan Anh

Thứ 3, 12/02/2019 06:00

Từ xa xưa, vàng đã được xem là phương tiện cất giữ của cải. Tiền vàng được đúc lần đầu tiên vào khoảng 670 năm TCN theo lệnh của vua Gyges xứ Lydia Tây Thổ Nhĩ Kỳ.

Vàng: Biểu tượng của cải và quyền lực

Vàng ở dạng thô được các nhà khảo cổ học tìm thấy trong hang động ở Tây Ban Nha của người Paleolithic cổ đại khoảng 40.000 năm trước công nguyên (TCN). Còn tại Ai Cập, các Pharaoh đã dùng vàng trong các nghi lễ tôn giáo khoảng 3.000 năm TCN. Vàng đúc thành vật dụng được tìm thấy ở các lăng tẩm phía nam Iraq, Ai Cập 1.500 năm TCN và tại Peru vào khoảng 1.200 năm TCN. Do tinh khiết, lại hiếm nên vàng trở thành của cải và quyền lực của người sở hữu.

Từ xa xưa, vàng đã được xem là phương tiện cất giữ của cải. Tiền vàng được đúc lần đầu tiên vào khoảng 670 năm TCN theo lệnh của vua Gyges xứ Lydia Tây Thổ Nhĩ Kỳ. Vua Croesus đúc được tiền vàng tinh khiết đến 98% vào khoảng 550 năm TCN. Khoảng 500 năm sau, hoàng đế Julius Caesar đúc tiền vàng để trả cho các vị tướng  La Mã. Các vị tướng rất vui khi thấy giá trị tiền vàng thậm chí còn vượt xa khối lượng vàng. Ngày nay, vàng vẫn được xem như một dạng an toàn  tài chính đặc biệt và trên thế giới vẫn có một tỉ lệ đông đảo dân cư ưa chuộng nắm giữ vàng hơn các trái phiếu, cổ phiếu.

Tài chính - Ngân hàng - Những chuyện về vàng - phương tiện cất giữ của cải từ xa xưa

Hình minh họa.

Theo thống kê, tổng lượng vàng trên thế giới chỉ vào khoảng 120.000 tấn. Để hình dung, tất cả vàng trên thế giới đúc lại chỉ là một khối lập phương mỗi cạnh chưa đến 19m. Thế nhưng khối lập phương ấy có giá trị tới 1.400 tỷ USD. Theo viện Sắt thép Hoa Kỳ, riêng nước này một giờ sản xuất được 10.500 tấn thép năm 1995 trong khi cả thế giới sản xuất chưa đến 3.000 tấn vàng. Với lịch sử lâu đời đóng vai trò phương tiện cất giữ của cải, vàng được  các định chế tài chính và Chính phủ dùng như một phần quan trọng của tích trữ tài chính. Năm 2001, ước tính khoảng 2.870 tấn vàng được sản xuất trên thế giới trong đó 80% sản xuất tập trung vào sản xuất đồ trang sức chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Ấn Độ, Mỹ và châu Âu.

Tại châu Á, các nước như: Ấn Độ,Thái Lan, Trung Quốc và Campuchia, vàng đóng vai trò quan trọng trong các lễ hội như Tết Nguyên đán hay cưới xin của người Hindu. Mỗi năm khoảng có 600 tấn vàng sử dụng vào sản xuất công nghiệp như: Viễn thông, công nghệ thông tin, y tế. Sự hiếm của vàng đã khiến người Hy Lạp, Trung Quốc và Ả Rập từ thế kỷ thứ 5 TCN đã đi tìm kiếm công nghệ giả thuật kim để biến một kim loại gốc thành vàng. Họ đã sử dụng Elixir tức là đá pháp thuật, một loại vật chất siêu tinh khiết để biến thành vàng. Tất nhiên nhưng cố gắng đó không bao giờ thành hiện thực nhưng nó gieo mầm cho ngành hóa học ngày nay.

Giá vàng luôn biến động

Năm 1792, Quốc hội Hoa Kỳ đã dùng bản vị lưỡng kim pha vàng và bạc để làm tiền cho quốc gia này với giá trị tính toán là 19,3USD/ounce vàng. Tới năm 1834 giá vàng tăng lên 20,67 và giữ ở mức này trong suốt 100 năm. Năm 1934, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt phá giá đồng đô la bằng cách tăng giá vàng lên 35USD/ounce. Tháng 12/1971, đại diện của 10 quốc gia công nghiệp thế giới lớn nhất đã gặp nhau ở Washington D.C bàn về các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế quốc tế. Hiệp ước Smithsonian đã nhất trí đẩy giá vàng từ 35 lên 38USD/ounce. Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã đánh giá sự kiện này là “Hiệp ước tiền tệ quan trọng nhất trong lịch sử thế giới”. Song thật không may, các biến động kinh tế khiến Chính phủ Mỹ phải phá giá đồng đô la bằng cách tăng giá vàng lên 42,22USD/ounce vào năm 1973. Điều này đã dẫn đến các đồng tiền trên thế giới được  thả nổi so với giá trị vàng.

Tháng 7/1973, giá vàng tại trung tâm lớn nhất thế giới lên mức kỷ lục 120USD/ounce. Ngày 21/1/1980, cơn sốt vàng đã đẩy giá vàng lên mức 850USD/ounce. Và hiện tại giá vàng trên thế giới lên đến mức trên 1600USD/ounce.

Về giá vàng, Baron von Rothschil, cha đẻ của một trong những định chế tài chính lớn nhất thế giới từng nói: “Tôi chỉ biết có 2 người biết giá trị vàng nhưng rất không may, cả hai giá trị lại khác  nhau”. Hầu hết những người có kiến thức tài chính quốc tế đều có cùng quan điểm dự đoán giá vàng vô cùng khó. Nếu mời 5 nhà phân tích giỏi nhất về giá vàng thảo luận khả năng nhiều là cuộc họp kết thúc với 7 mức giá khác nhau.

Vàng ở Việt Nam

Như nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới, xa xưa, vàng cũng được chế tác thành đồ trang sức cho phụ nữ Việt Nam. Những món đồ trang vừa là tài sản vừa là phân biệt đẳng cấp trong xã hội. Trong các triều đại phong kiến kéo dài nhiều thế kỷ, chỉ vợ, con gái nhà giàu mới có hoa tai, nhẫn, lắc... bằng vàng. Nửa đầu thế kỷ XX, kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, tiền bạc trong xã hội dư dả hơn và vàng cũng không còn quá hiếm vì thế đàn bà con gái đeo trang sức bằng vàng cũng nhiều hơn. Vàng trở thành đồ thách cưới cùng với tiền mặt trong các đám cưới. Và cũng từ xa xưa cho đến nay, vàng là tài sản được nhiều gia đình cất giữ.

Hiện tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cho rằng vàng vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tài chính và không đơn giản vì quen thuộc mà nó vẫn là kênh đầu tư bên cạnh ngoại tệ, bất động sản và các giấy tờ có giá trị khác như chứng khoán. Ngoài ra, những đợt biến động kinh tế chao đảo cho thấy giá trị vàng ổn định. Hiểu một cách đơn giản đầu tư vào vàng ít rủi ro. Vậy điều này có đúng? Câu trả lời là một vấn đề khoa học nghiêm túc và rất có ý nghĩa với nhận thức của cộng đồng kinh tế, dân cư. 

Nguyễn Ngọc Tiến

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.