Những công trình kiến trúc Pháp cổ tuyệt đẹp tại Hà Nội (2)

Những công trình kiến trúc Pháp cổ tuyệt đẹp tại Hà Nội (2)

Nguyễn Thành Long

Nguyễn Thành Long

Thứ 3, 21/08/2018 11:00

Người quy hoạch Hà Nội xưa là một Kiến trúc sư người Pháp, ông bắt đầu quy hoạch lại Hà Nội theo phong cách phương Tây bằng việc xây dựng hàng loạt trụ sở hành chính của Đông Dương và Bắc Kỳ, tương tự các thành phố Pháp ngày đó.

Đại học Tổng hợp trước kia là Viện Đại học Đông Dương, do chính quyền đô hộ Pháp thành lập vào năm 1907. Viện đại học này đào tạo người dân ba nước Đông Dương và cả các nước châu Á khác.

Đại học Tổng hợp trước kia là Viện Đại học Đông Dương, do chính quyền đô hộ Pháp thành lập vào năm 1907. Viện đại học này đào tạo người dân ba nước Đông Dương và cả các nước châu Á khác.

Viện Đại học Đông Dương, do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926. Đại học Quốc gia Hà Nội được kế thừa từ đại học Tổng hợp với đội ngũ giảng viên cao cấp, trình độ chuyên môn cao, đây là mái nhà chung của các GS, PGS, TS, TSKH nhiều nhất cả nước.

Viện Đại học Đông Dương, do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926. Đại học Quốc gia Hà Nội được kế thừa từ đại học Tổng hợp với đội ngũ giảng viên cao cấp, trình độ chuyên môn cao, đây là mái nhà chung của các GS, PGS, TS, TSKH nhiều nhất cả nước.

Ngân hàng Nhà nước trước kia là Ngân hàng Đông Dương (Banque de I’Indochine, viết tắt là BIC) được thành lập theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp ngày 21/1/1875. Công trình do Kiến trúc sư Félix Dumail thiết kế và xây dựng năm 1930. Ngoài trụ sở ngân hàng Đông Dương tại Hà Nội còn có các công trình khác tại Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh.

Ngân hàng Nhà nước trước kia là Ngân hàng Đông Dương (Banque de I’Indochine, viết tắt là BIC) được thành lập theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp ngày 21/1/1875. Công trình do Kiến trúc sư Félix Dumail thiết kế và xây dựng năm 1930. Ngoài trụ sở ngân hàng Đông Dương tại Hà Nội còn có các công trình khác tại Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh.

Toà nhà cổ kính và đẹp nhất của trường Chu Văn An là khu thư viện hay được gọi với cái tên Nhà Bát Giác, được xây dựng từ năm 1898. Ban đầu tòa nhà có tên Biệt thự Schneider (La villa Schneider) lấy theo tên người chủ căn biệt thự, một ông chủ xưởng giấy người Pháp tên là Henri Schneider. Sau đó tòa nhà được dùng làm nơi ở của Hiệu trưởng người Pháp của trường Trung học Bảo hộ.

Toà nhà cổ kính và đẹp nhất của trường Chu Văn An là khu thư viện hay được gọi với cái tên Nhà Bát Giác, được xây dựng từ năm 1898. Ban đầu tòa nhà có tên Biệt thự Schneider (La villa Schneider) lấy theo tên người chủ căn biệt thự, một ông chủ xưởng giấy người Pháp tên là Henri Schneider. Sau đó tòa nhà được dùng làm nơi ở của Hiệu trưởng người Pháp của trường Trung học Bảo hộ.

Năm 1999, với sự giúp đỡ tài chính của vùng Île-de-France (Pháp), tòa nhà đã được tu sửa và hiện được dùng làm thư viện của trường. Ngày nay, phòng đọc đã được di chuyển xuống tầng hầm, các tầng còn lại được sử dụng làm phòng Hiệu trưởng, phòng học đàn và phòng vi tính. Phòng truyền thống của trường vốn ở nhà Bát Giác đã được chuyển tới tòa nhà nằm sau khu Hội trường Thăng Long. Đây nguyên là nơi ở của ông Hiệu phó trường trung học bảo hộ mới được xây dựng lại năm 2006.

Năm 1999, với sự giúp đỡ tài chính của vùng Île-de-France (Pháp), tòa nhà đã được tu sửa và hiện được dùng làm thư viện của trường. Ngày nay, phòng đọc đã được di chuyển xuống tầng hầm, các tầng còn lại được sử dụng làm phòng Hiệu trưởng, phòng học đàn và phòng vi tính. Phòng truyền thống của trường vốn ở nhà Bát Giác đã được chuyển tới tòa nhà nằm sau khu Hội trường Thăng Long. Đây nguyên là nơi ở của ông Hiệu phó trường trung học bảo hộ mới được xây dựng lại năm 2006.

Bắc Bộ phủ, nay là Nhà khách Chính phủ, là ngôi nhà hai tầng ở số 12 phố Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là từng là nơi đặt trụ sở chính quyền Bắc kỳ, và là một di tích lịch sử của Việt Nam. Trước kia Nhà khách Chính phủ còn có tên gọi là Dinh thống sứ Bắc Kỳ (Hôtel de la résidence supérieure du Tonkin). Dinh được xây dựng năm 1919, thiết kế bởi kiến trúc sư Adolphe Bussy.

Bắc Bộ phủ, nay là Nhà khách Chính phủ, là ngôi nhà hai tầng ở số 12 phố Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là từng là nơi đặt trụ sở chính quyền Bắc kỳ, và là một di tích lịch sử của Việt Nam. Trước kia Nhà khách Chính phủ còn có tên gọi là Dinh thống sứ Bắc Kỳ (Hôtel de la résidence supérieure du Tonkin). Dinh được xây dựng năm 1919, thiết kế bởi kiến trúc sư Adolphe Bussy.

Cổng vòm Hà Nội là hàng loạt các cổng vòm là một con dốc dài khoảng nửa cây số bắt đầu từ đầu Trần Phú - Phùng Hưng đến ga Long Biên, với 131 vòm cầu liên tiếp nhau bằng vật liệu xi măng đá hộc đã được Nha công chính Đông Dương xây dựng cách đây cả trăm năm.

Cổng vòm Hà Nội là hàng loạt các cổng vòm là một con dốc dài khoảng nửa cây số bắt đầu từ đầu Trần Phú - Phùng Hưng đến ga Long Biên, với 131 vòm cầu liên tiếp nhau bằng vật liệu xi măng đá hộc đã được Nha công chính Đông Dương xây dựng cách đây cả trăm năm.

Các vòm cầu này là trụ đỡ cho tuyến đường sắt (do hai hãng Daydé và Pillé - Pháp xây dựng từ 1898-1902) về ga Long Biên (có thời gian dài còn gọi là ga Đầu Cầu).

Các vòm cầu này là trụ đỡ cho tuyến đường sắt (do hai hãng Daydé và Pillé - Pháp xây dựng từ 1898-1902) về ga Long Biên (có thời gian dài còn gọi là ga Đầu Cầu).

Chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, Việt Nam, là chợ lớn nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Chợ có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Năm 1889, khi những dấu tích cuối của sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp hoàn toàn, người Pháp quy hoạch lại đã giải tỏa hai chợ trên và dồn tất cả các hàng quán vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo thành chợ Đồng Xuân. Trong năm đầu tiên chợ họp ngoài trời, hoặc có che mái lá giống như hai chợ cũ.

Chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, Việt Nam, là chợ lớn nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Chợ có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Năm 1889, khi những dấu tích cuối của sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp hoàn toàn, người Pháp quy hoạch lại đã giải tỏa hai chợ trên và dồn tất cả các hàng quán vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo thành chợ Đồng Xuân. Trong năm đầu tiên chợ họp ngoài trời, hoặc có che mái lá giống như hai chợ cũ.

Năm 1890 chính quyền Pháp mới bắt đầu xây dựng chợ Đồng Xuân, tạo thành năm vòm cửa và năm nhà cầu dài 52m, cao 19m. Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn.

Năm 1890 chính quyền Pháp mới bắt đầu xây dựng chợ Đồng Xuân, tạo thành năm vòm cửa và năm nhà cầu dài 52m, cao 19m. Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn.

Một trong những công trình kiến trúc được xây dựng tại trung tâm Hà Nội ngay từ cuối thế kỷ 19 và được đánh giá là công trình có giá trị nhất về mặt kiến trúc quanh Hồ Hoàn Kiếm đó chính là công trình Tòa soạn Báo Hà Nội Mới (số 44, phố Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Công trình được xây dựng năm 1893 theo phong cách kiến trúc thịnh hành của Pháp những năm thuộc địa ở Đông Dương. Đây được coi là một trong những công trình kinh điển của kiến trúc Pháp tại Hà Nội.

Một trong những công trình kiến trúc được xây dựng tại trung tâm Hà Nội ngay từ cuối thế kỷ 19 và được đánh giá là công trình có giá trị nhất về mặt kiến trúc quanh Hồ Hoàn Kiếm đó chính là công trình Tòa soạn Báo Hà Nội Mới (số 44, phố Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Công trình được xây dựng năm 1893 theo phong cách kiến trúc thịnh hành của Pháp những năm thuộc địa ở Đông Dương. Đây được coi là một trong những công trình kinh điển của kiến trúc Pháp tại Hà Nội.

Hiện nay, kiến trúc Pháp ở Hà Nội được đánh giá là một quỹ di sản kiến trúc đô thị – một bộ phận quan trọng góp phần tạo nên hình ảnh kiến trúc đô thị đặc trưng của Hà Nội. Đó là kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của nhiều tác giả trong và ngoài nước.

Vấn đề tiếp theo là cần phải tiến hành xếp hạng chính thức quỹ di sản kiến trúc đô thị ấy để có cách ứng xử thích hợp trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh hiện nay và sự phát triển trong tương lai ở nước ta.

Bởi di sản kiến trúc là văn hóa, luôn cần được chúng ta gìn giữ, bảo vệ bằng các can thiệp chuyên môn như bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, tùy theo cấp độ xếp hạng của di sản để đảm bảo sự tồn tại của di sản trong tình trạng tốt nhất cũng như đáp ứng với nhu cầu sử dụng mới.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.