Truyện tranh cho trẻ khiến người lớn đỏ mặt
Năm 2012 dư luận trong nước giật mình khi phát hiện ra những bộ truyện tranh dành cho thiếu nhi được tái bản nhiều lần, nằm trong top hot chứa những ngôn từ thô tục, hình ảnh phản cảm.
Truyện tranh dành cho teen với những hình ảnh "nóng mắt"
Bộ truyện “Shin…”. xoay quanh cậu bé 5 tuổi đang học mẫu giáo và bạn bè, gia đình, cô giáo của cậu. Đây là bộ truyện đã ra đời cách đây vài năm, sau khi ra bản gốc đã vấp phải sự phản đối của nhiều phụ huynh về ngôn từ thô tục và đã buộc phải cắt xén, hiệu chỉnh cho phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Hay như cuốn truyện tranh có nhan đề “Chàng trai…” có chứa những hình ảnh trai gái ôm ấp nhau, tình tứ như người lớn, thậm chí còn có những hình ảnh gây sốc và một số cuốn khác cũng có nội dung tương tự.
Nhiều ảnh ôm, hôn nhạy cảm
Trên thị trường còn có nhiều bộ truyện tranh có nội dung dành cho “người lớn”, cốt truyện nhảm nhí, nhiều hình ảnh khiêu gợi được bán công khai và thu hút nhiều học sinh. Những dòng truyện tranh có nội dung sex, thậm chí gay, les (đồng tính nam, nữ) đang đổ về thị trường Việt Nam qua con đường dịch thuật chóng vánh của các công ty tư nhân với sự tiếp sức bằng cách cấp phép không thẩm định nội dung của các nhà xuất bản…
Hiện tại, các truyện khai thác những hình ảnh nhân vật khỏa thân, giới thiệu các tư thế nữ giới lõa thể hoặc chỉ với bộ đồ lót… đang “hồn nhiên” được cấp phép xuất bản.
Mặc dù một số cuốn đã bị xử phạt hành chính đối với các xuất bản phẩm không lưu chiểu mà đã phát hành: “Chàng trai…”, “Ichi…”, “Hội…”, “Girl…”, “Cra…”, “Good…” do NXB Thanh Hóa xuất bản; “Li…”, “Mặt trời…” do NXB Văn hóa – Thông tin xuất bản, tuy nhiên nó vẫn âm thầm phát tán trong đời sống giới trẻ.
Giáo dục giới tính hay dạy làm tình?
Nhiều bậc phụ huynh của một trường học ở thủ đô Berlin (Đức) không khỏi bàng hoàng khi phát hiện một cuốn sách dành cho con họ dạy cách làm chuyện “người lớn” bằng những hình vẽ “nhức mắt”. Vụ việc này đang khiến nhiều bậc phụ huynh hết sức bức xúc và đứng ngồi không yên.
Cuốn sách có tựa đề “Where do you come from?” vừa được một trường học tại khu vực Kreuzberg, thủ đô Berlin phát cho bé 5 tuổi. Cuốn sách có nội dung đưa ra lời khuyên và những “bí kíp” cho trẻ làm chuyện “người lớn” một cách an toàn với bao cao su và cách làm thế nào để đạt được cực khoái. Những nội dung trên được cuốn sách phác họa bằng những tranh vẽ với các nhân vật “trần như nhộng” trong tư thế “thân mật” trên giường.
Năm 2011, bộ sách thí điểm về giáo dục giới tính “Bước trưởng thành” của Trung Quốc vừa mới ra mắt đã gây sốc cho các bậc phụ huynh. Trong bộ sách cải cách về giáo dục giới tính này có một chương liên quan tới nội dung “Con từ đâu đến” gồm những hình ảnh minh họa giới thiệu khái niệm về quan hệ tình dục, và đây chính là phần gây chú ý nhất trong bộ sách.
Các bậc phụ huynh phản đối gay gắt vì cho rằng những miêu tả trong đó tỉ mỉ, cụ thể tới mức thô tục: “Hậu duệ đông đúc của loài người được tạo ra nhờ hai giới nam và nữ… Để những chú tinh trùng tinh nghịch có thể nhanh chóng tìm thấy trứng, cha đã dùng dương vật cắm vào trong âm đạo của mẹ, dồn sức bắn tinh trùng vào trong âm đạo của mẹ…”.
Giáo dục giới tính hay dạy làm tình?
Dạy vẽ dung tục, bạo lực
Trường hợp điển hình nhất và gây phẫn nộ đối với các bậc phụ huynh, đó là việc NXB Hồng Đức mới đây đã xuất bản cuốn sách: Vẽ truyện tranh phong cách Nhật Bản, với tựa đề: Nhập môn vẽ MANGA. Cuốn sách được phát hành bởi Nhà sách Minh Lâm có địa chỉ tại quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Đối với nội dung, cuốn sách không chỉ thể hiện sự không phù hợp với lứa tuổi mà nó còn trái với thuần phong mỹ tục ở Việt Nam.
Điều đó được thể hiện rõ qua từng bức hình họa và cả nội dung mô tả bức hình. Có rất nhiều hình vẽ thể hiện sự “gợi dục” và nội dung cũng thể hiện rất rõ điều đó. Không chỉ có những từ ngữ và hình ảnh hở hang, trong cuốn sách còn chứa đựng nhiều hình ảnh bạo lực, tiêu biểu là hình ảnh học sinh quay lại trả thù cô giáo cũ bằng cách đâm thủng bụng và ngã quỵ xuống đất, kèm theo đó là những từ ngữ miêu tả thể hiện sự liều lĩnh của nhân vật…
Nếu những cuốn sách này tiếp tục tràn lan trên thị trường, trẻ em sẽ học tập được điều gì? Những "liều thuốc độc" văn hóa này còn nguy hiểm gấp nhiều lần so với độc dược thực sự.
PV (Tổng hợp)