Bầu Kiên – từ đại gia ngân hàng đến án tù chung thân treo "lơ lửng"
Năm 1994, ông Kiên cùng với các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang… sáng lập ra ngân hàng TMCP Á châu – ACB. ACB từng là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.
Từ năm 1994-2008, ông Kiên giữ chức vụ phó chủ tịch HĐQT của ACB và trong đó giữ chức vụ tổng giám đốc của ngân hàng này từ 2004-2006.
Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng ông Kiên và 3 em của ông Kiên nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB. Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – nắm giữ 4,11%. Giả sử tỷ lệ này vẫn giữ nguyên đến hiện tại thì số cổ phiếu ACB mà vợ chồng ông Kiên nắm giữ có trị giá hơn 1.900 tỷ đồng và mỗi người đều đứng trong top 20 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.
Ngân hàng ACB có đầu tư vào nhiều ngân hàng khác như Eximbank, Vietbank, Đại Á… và các nhân vật chủ chốt của ACB như ông Kiên cũng có thể có cổ phần tại các ngân hàng này.
Với bóng đá, Bầu Kiên là một trong những doanh nhân tiên phong đầu tư vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc… Ông Kiên đã từng là chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và phó chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay bầu Kiên đang bị tạm giam để điều tra với 4 tội danh Kinh doanh trái phép; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Trốn thuế và Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Theo các luật sư, với 4 tội danh này, rất có thể bầu Kiên sẽ phải lãnh án tù chung thân.
Số nợ của bầu Kiên với Ngân hàng ACB lên tới con số 7.000 tỷ đồng. Đến cuối năm nay, “số phận” của bầu Kiên sẽ được … định đoạt.
Nữ đại gia Diệu Hiền – từ đại gia ngành cá đến gánh nợ 1.300 tỉ đồng
Năm 2005, nữ doanh nhân thành lập Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) chuyên chế biến cá tra, cá basa xuất khẩu với khoảng 5.000 công nhân…
Sau khi đảm nhận vai trò tổng giám đốc của Bianfishco, bà Hiền liên tiếp nhận các danh hiệu lớn nhỏ của Việt Nam và thế giới như: giải “Chất lượng hoàn hảo và thành tích tiêu biểu” ở Đức, giải “Bạch kim quốc tế về chất lượng” tại Thụy Sỹ, Giải thưởng hàng đầu về chất lượng toàn cầu, do tổ chức quản lý doanh nghiệp hàng đầu Business Intiative Directions trao tặng tại New York, giải “Cúp mạnh bạch kim về công nghệ cho chất lượng thương hiệu mạnh” tại Italia, giải “Cam kết chất lượng toàn cầu – World Quality Commitment” tại pháp, cúp Bông hồng vàng Việt Nam 3 năm liền 2006 – 2008…
Bà Diệu Hiền (ngoài cùng bên trái) trong đám cưới con trai trước khi "khôi u" nợ nghìn tỉ phát tác |
Giữa lúc suy thoái kinh tế vẫn đang còn là nỗi ám ảnh và gây kiệt quệ rất nhiều doanh nghiệp toàn cầu, doanh nhân Diệu Hiền nổi lên như một hiện tượng.
Ngay trong sáng khai mạc Hội chợ Thủy sản Việt Nam lần thứ nhất tổ chức năm 2010 tại Cần Thơ, Bianfishco vinh dự là doanh nghiệp có gian hàng đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng nhiều vị lãnh đạo quan chức cấp cao, đối tác chiến lược đến thăm.
Doanh nhân Võ Trường Thành – từ vị tướng ngành gỗ đến ngập ngụa trong số nợ nghìn tỉ đồng
Năm 1993, sau 8 năm khởi nghiệp và chuyến đi du học về quản trị kinh doanh tại Mỹ, Ông Võ Trường Thành đã tìm đến Bình Dương, mua lại nhà máy VINAPRIMART của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên của tỉnh, chuyên sản xuất đũa gỗ, để chuyển thành nhà máy chế biến ván sàn và đồ gia dụng nội – ngoại thất bằng gỗ cho thị trường xuất khẩu, chính thức thành lập Công ty TNHH Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF)
Mười năm sau, Trường Thành đã phát triển thành một Tập Đoàn lớn mạnh với 14 công ty thành viên cùng hơn 6500 lao động.
Trong suốt những thăng trầm của chuỗi thời gian hoạt động, Tập đòan Kỹ nghệ gỗ Trường Thành đã đạt được không ít các thành tựu: Cúp vàng chất lượng châu Âu do Trade Leader’s Club trao tặng tại Roma – Ý; Cúp vàng Chất lượng Quốc tế” do Trade Leader’s Club trao tặng tại Tây Ban Nha; Chất lượng và Uy tín thương mại do OtherWays (Pháp) trao tặng; Giải thưởng “Sao Bạch Kim Chất lượng Quốc tế” do tổ chức Business Initiative Directions (BID) trao tặng; Lả một trong 30 DN doanh nghiệp đầu tiên có thương hiệu được Chính phủ chọn vào chương trình Thương hiệu Quốc Gia…
Năm 2005, với sản lượng xuất khẩu 2.000 container hàng gỗ tinh chế (bàn, ghế, tủ, kệ, giường, cửa...) Trường Thành đạt doanh thu 30 triệu USD. Năm 2005 là dấu mốc son chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của tập đoàn Trường Thành và cá nhân doanh nhân Võ Trường Thành.
Tập đoàn Trường Thành cũng là tập đoàn duy nhất trong ngành gỗ có đầu tư phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc tế, là số ít trong các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam có khả năng bán hàng trực tiếp tới 80% sản phẩm tự thiết kế…
Tuy nhiên đến nay, doanh nhân Võ Trường Thành và DN của ông đang ngập trong khoản nợ ngắn hạn trên 1.500 tỷ đồng.Khoản nợ hơn ngàn tỷ là một sức ép lớn với DN và cá nhân ông Thành. Không biết, đại gia này sẽ tìm cách nào để vượt qua nguy cơ này
Năm 2010, Bianfishco đứng ở top những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu vào các thị trường khó tính, trong đó có Mỹ. Năm 2010, dù hầu hết doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vẫn còn bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế, thậm chí nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với nguy cơ phá sản do năm 2009 rơi vào cảnh tăng trưởng... âm, nhưng đối với Bianfishco, căn cứ vào điều kiện, thực tế "đề kháng" của mình, bà vẫn tự tin đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cá tra là 100 triệu USD, trong đó, thị trường Mỹ - nơi Bianfishco đang được hưởng thuế suất bằng 0% (từ năm 2009 đến 2012) khoảng 30 triệu USD.
Bất ngờ tái xuất vào năm 2011, bà Hiền khiếu nhiều người choáng váng khi tổ chức lễ khánh thành Nhà máy sản xuất nước uống Collagen hoàng tráng và xây dựng viện nghiên cứu thuỷ sản tư nhân lớn nhất Việt Nam mang tên Bình An (Bianfishco). Cùng năm, bà tiếp tục nhận cúp Bông hồng vàng thứ 4 trong sự nghiệp kinh doanh.
Cuối năm 2012, “tượng đài” đại gia của bà Diệu Hiền chính thức sụp đổ khi Bianfishco là con nợ của 10 ngân hàng thương mại với tổng dư nợ lên đến 1.300 tỷ đồng. Trong tổng nợ nói trên, có trên 1.200 tỷ đồng là khoản nợ của Bianfishco, số còn lại là nợ của Công ty TNHH Xây dựng & Thương Mại Diệu Hiền và cá nhân bà Phạm Thị Diệu Hiền.
Không chỉ gánh số nợ ngân hàng lên đến hàng nghìn tỷ đồng, Bianfishco còn nợ tiền cá nông dân 264 tỷ đồng và khoản nợ thuế khoảng 11,5 tỷ đồng.
Thảo Ly (tổng hợp)