Những đại gia Việt 'đại náo' nước Mỹ

Những đại gia Việt 'đại náo' nước Mỹ

Thứ 3, 09/04/2013 16:11

Họ là những doanh nhân thành đạt được biết đến trên đất Mỹ, nổi tiếng với tài sản, tài năng và những thương vụ thâu tóm thuộc hàng "khủng".

Tỷ phú Việt chỉ đạo thâu tóm tập đoàn Dell
Đó là ông Chính Chu, em rể của ca sĩ Cẩm Ly, một tỷ phú gốc Việt là người chỉ đạo vụ thâu tóm tập đoàn máy tính Dell. Đây là một công ty đa quốc gia của Mỹ về phát triển và thương mại hóa công nghệ máy tính, có trụ sở tại Round Rock, Texas, Mỹ.
Thương vụ thâu tóm Dell bắt đầu khi nhà sáng lập kiêm CEO Michael Dell tính chuyện mua lại toàn bộ cổ phần của tập đoàn Dell cùng quỹ đầu tư Silver Lake. Theo ông Michael Dell, việc làm của ông sẽ khiến ông có thời gian tập trung hơn vào các chiến lược dài hạn nhằm cạnh tranh với các công ty công nghệ khác nhau Apple hay Amazon. Thông tin này đã lọt vào tai Carl Icahn (được mệnh danh là "kẻ cướp công ty"). Ông này đòi Dell phải trả cổ tức đặc biệt bằng tiền mặt trị giá 9 USD/cp và cho mình một ghế trong hội đồng quản trị.
Trong tình thế này, Blackstone, công ty của Chính Chu nhảy vào. Biết thế yếu, từ cuối tháng 3 Michael Dell đã bí mật gặp Chính Chu xin thỏa hiệp. Michael Dell sẽ không bán số cổ phần ông này đang nắm giữ và giúp Blackstone bớt số vốn huy động đi 4,5 tỷ USD nhưng điều kiện là Michael Dell phải giữ được ghế Tổng giám đốc. Tuy nhiên, Blackstone cao tay đã mời Chủ tịch Oracle Mark Hurd về thay Michael Dell ngồi ghế CEO trong trường hợp ông này “bất hợp tác”.
Bất động sản - Những đại gia Việt 'đại náo' nước Mỹ
 
Ông Chính Chu
Thương vụ này được coi là đắt giá nhất mà ông Chính Chu từng thực hiện với giá trị của nó lên đến trên 25 tỷ USD. Trước đó, Chính Chu đã từng “đạo diễn” nhiều vụ đầu tư trong ngành y tế như vụ ReAble Therapeutics mua lại DJ Orthopedics (trị giá 1,6 tỷ USD), vụ hợp vốn mua lại hãng dược Nycomed (2002) và hãng dược Catalent Pharma Solutions (3,3 tỷ USD); hay trong ngành hóa chất và xử lý nước như hai vụ đầu tư vào Celanese (trị giá 3,5 tỷ USD) và Nalco.
Chính Chu cũng được nhiều tờ báo biết đến sau khi bỏ 33,6 triệu USD mua lại toàn bộ tầng 89 và một nửa tầng 90 của tòa tháp Trump World Tower.
Chính Chu làm việc cho Blackstone từ năm 1990 sau khi rời bộ phận mua bán và sáp nhập của Salomon Brothers. Ở tuổi 44, Chính Chu có tổng tài sản hơn 1 tỷ USD. Giới kinh doanh người Việt sống tại Mỹ đánh giá ông là người thành công nổi bật nhất trong cộng đồng. Vợ của ông ca sĩ Hà Phương, cũng khá ầm ĩ trên mặt báo thời gian gần đây khi tậu phi cơ riêng và mua trung tâm Thúy Nga.
Đại gia Việt mua thị trấn của Mỹ
Hồi tháng 4/2012, hai doanh nhân TP.HCM đã trở thành chủ nhân của thị trấn Buford, ở Wyoming (Mỹ), sau khi đưa mức giá 900.000 USD trong một cuộc bán đấu giá vào ngày 5/4/2012.
Buford là một thị trấn nhỏ thuộc bang Wyoming, miền trung nước Mỹ. Thị trấn có diện tích khoảng 4 hecta, gồm một trường học, một trạm xăng, một tháp phát sóng thông tin di động, vài căn nhà và một tiệm tạp hóa. Burford có mã số bưu điện độc lập.
Thị trấn Buford ở độ cao 2.438 m so với mực nước biển, nằm trên đường nối từ New York đến San Francisco, nằm giữa Cheyenne, thủ phủ của bang Wyoming và thành phố Laramie. 
Bất động sản - Những đại gia Việt 'đại náo' nước Mỹ  (Hình 2).
 Tổng giám đốc Công ty IDS Phạm Đình Nguyên và công dân duy nhất của thị trấn Buford 
Sau này, một trong hai doanh nhân được biết là ông Phạm Đình Nguyên, Tổng giám đốc Công ty IDS, chuyên về phân phối và phát triển thương hiệu. Ông Nguyên cho biết: Kể từ lúc quyết định, đến lúc sang thị trấn Buford đấu thầu, trúng thầu cũng chỉ có 2 tuần và rất tự hào vì người Việt mua được một thị trấn của Mỹ.
Ông Nguyên tiết lộ, ông sẽ dùng Buford như là một bàn đạp tinh thần để giới thiệu các thương hiệu từ Việt Nam. "Hoặc chúng tôi tung ra sản phẩm mới ở Mỹ chắc cũng tạo được tiếng vang hơn vì đây là thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ mà", ông Nguyên nói.
Nhiều ý kiến cho rằng, ông Nguyên đã trả giá quá cao để sở hữu thị trấn này. Có người lại tỏ ra tiếc nuối khi một thị trấn đẹp như Buford lại được bán với mức giá "rẻ mạt". Nhiều người băn khoăn, không biết ông Nguyên sẽ làm gì với thị trấn này.
Tỷ phú USD ở New York
Đó là ông Trần Đình Trường, sinh năm 1932, mất ngày 6/5/2012, được coi là người Việt giàu nhất thế giới với tài sản khoảng 1,2 tỷ USD.
Ông bắt đầu công việc kinh doanh khách sạn ở thành phố New York từ khách sạn Opera và khách sạn Carter (gần Quảng trường Thời đại và khách sạn Lafayette ở Buffalo, New York.
Bất động sản - Những đại gia Việt 'đại náo' nước Mỹ  (Hình 3).
Hiện nay, Trần Group Management LLC (Tập đoàn quản trị Trần) của gia đình ông đang quản lý và cho thuê hệ thống các khách sạn ở vùng đông bắc Hoa Kỳ, như Quality Inn Downtown, Best Western (Baltimore), Lafayette Buffalo NY, đang xây dựng khách sạn Crown 250 phòng ở Baltimore, và đang xúc tiến xây dựng khách sạn 200 phòng trên đường Market ở Philadelphia.
Ngoài ra, tập đoàn cũng xúc tiến đầu tư tại Việt Nam, và đang quản lý Trung tâm thương mại Việt Nam (VBC) ở Baltimore "nhằm hỗ trợ, khuyến khích và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam thiết lập sự hiện diện trên nước Mỹ, đồng thời mở rộng thị trường để cung cấp hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam vào Mỹ".
Ông là một mạnh thường quân và tích cực trong những sinh hoạt cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Huyền thoại tỷ phú công nghệ trên đất Mỹ
Đó là tiến sĩ Trung Dũng, sinh năm 1967, là lập trình viên, tỷ phú người Mỹ gốc Việt với tổng tài sản khoảng 1 tỷ USD.
Khi bước chân lên đất Mỹ năm 1985, Trung Dũng chỉ có 2 USD nhưng 15 năm sau, ông đã chuyển nhượng công ty OnDisplay của mình cho Vignette Corp với giá gần 1,8 tỉ USD.
Bất động sản - Những đại gia Việt 'đại náo' nước Mỹ  (Hình 4).
Câu chuyện về thành công của ông đã trở thành "huyền thoại" trong giới công nghệ cao, và được nhiều tạp chí nổi tiếng như Forbes, Fortune, Financial Times, Wall Street Journal,... tường thuật và in trong cuốn sách The American Dream (Giấc mơ Mỹ) của biên tập viên đài CBS Dan Rather.
Tốt nghiệp cử nhân khoa học máy tính và toán học ứng dụng tại Đại học Massachusetts, Boston năm 1988. Lấy bằng cao học, đang học tiến sĩ thì bỏ dở vì mẹ bệnh ung thư nặng. Sau này, năm 1992 ông lấy bằng Tiến sĩ ngành Khoa học máy tính tại trường Đại học Boston. Vợ của ông là bác sỹ Nam Phương tốt nghiệp Đại học Stanford về ngành ung thư.
Ông thành lập công ty On Display Inc năm 1996. Năm 2005, ông thành lập và là giám đốc điều hành tập đoàn V-Home Group, gồm những doanh nhân người Mỹ gốc Việt thành đạt muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Theo Kiến thức
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.