Những dấu hiệu cho thấy bạn bị chi phối vì nghiện facebook

Những dấu hiệu cho thấy bạn bị chi phối vì nghiện facebook

Nguyễn Thị Huệ

Nguyễn Thị Huệ

Thứ 7, 22/07/2017 11:15

Theo chuyên gia về tâm thần, việc lạm dụng facebook làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, học tập… đấy là các chỉ báo bạn nên ngừng lại.

Trong buổi trò chuyện với phóng viên về chủ đề "nghiện facebook", TS. Nguyễn Doãn Phương - Viện trưởng viện Sức khỏe Tâm thần (bệnh viện Bạch Mai) cho hay, khoảng 3 tháng trước, phía viện Sức khỏe Tâm thần tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam 14 tuổi vào viện trong tình trạng co giật.

Qua khai thác ban đầu từ người nhà bệnh nhân được biết, do bệnh nhân sử dụng facebook nhiều nên bị gia đình thu điện thoại. Khi trẻ không được sử dụng điện thoại thì bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu co giật, rối loạn phân ly. Sau quá trình điều trị tích cực, bệnh nhân đã thoát được khỏi tình trạng đó.

Một trường hợp khác là học sinh trung học vào viện trong tình trạng hoang tưởng có ảo thanh. Khi khai thác tiền sử, gia đình cho biết, bệnh nhân sử dụng facebook rất nhiều và có biểu hiện thu hẹp mình, hỏi không trả lời.

Bệnh nhân tới viện trong tình trạng có ảo thanh, hoang tưởng, lúc nào cũng nghe có tiếng của cả nam và nữ thúc giục mình vào facebook.

Qua khám lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán tâm thần phân liệt có ảo thanh. Sau khi bệnh nhân được cho dùng thuốc loạn thần thì các rối loạn tự hết.

Sức khỏe - Những dấu hiệu cho thấy bạn bị chi phối vì nghiện facebook

Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ "sống chết" với facebook. (Ảnh minh họa)

"Trên thế giới chưa có mã bệnh về nghiện facebook. Cho nên việc đặt tên mã bệnh cho bệnh này rất khó khăn. Tính tới thời điểm hiện tại, viện Sức khỏe Tâm thần chưa tiếp nhận bệnh nhân điều trị nội trú liên quan tới nghiện facebook.

Tuy nhiên, phía viện có tiếp nhận các bệnh nhân tới khám và tư vấn do hậu quả của nghiện facebook gây ra. Các bệnh nhân tới tư vấn thường ở lứa tuổi học sinh, sinh viên.

Chưa có mốc thời gian cụ thể về tần suất sử dụng nhưng khi bạn dùng facebook hằng ngày, nếu không có mạng để vào facebook hoặc người nhà không cho vào, bạn cảm thấy bồn chồn, khó chịu. Bạn sử dụng facebook mọi lúc, mọi nơi kể cả khi đang làm việc hay học tập. Việc sử dụng facebook làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, học tập… đấy là các chỉ báo bạn nên ngừng lại", TS. Nguyễn Doãn Phương khuyến cáo.

Cũng bàn về vấn đề này, Ths. Lê Thu Hà, Trưởng khoa Điều trị nghiện chất (viện Sức khỏe Tâm thần, bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ: "Một người được cho là nghiện facebook khi thời gian sử dụng nó nhiều khiến họ lệ thuộc và tử bỏ đi những sở thích, thói quen cũ. Người sử dụng không còn quan tâm tới sức khỏe của bản thân. Dùng facebook nhiều sẽ ảnh hưởng tới học tập, công việc…

Hiện nay chưa có thuốc điều trị nghiện facebook. Bệnh nhân chỉ được dùng thuốc khi có các bệnh đồng diễn hoặc hậu quả của nghiện facebook như mất ngủ, trầm cảm…

Khi nghiện facebook, bệnh nhân sẽ chỉ sống trong thế giới ảo, không quan tâm tới mối quan hệ thực. Không quan tâm tới sức khỏe, không ăn, không ngủ", Ths. Hà phân tích.

Ths. Lê Thu Hà cũng đưa ra thang Bergen đo độ nghiện Facebook:

1) Bạn dành nhiều thời gian suy nghĩ về facebook hoặc lên kế hoạch sử dụng nó.

2) Bạn cảm thấy một sự thúc giục sử dụng facebook càng ngày càng nhiều.

3) Bạn sử dụng facebook để quên đi các vấn đề cá nhân.

4) Bạn đã cố gắng cắt giảm việc sử dụng facebook mà không thành công.

5) Bạn trở nên bồn chồn hoặc gặp rắc rối nếu bị cấm sử dụng facebook.

6) Bạn sử dụng facebook rất nhiều đến nỗi nó đã có một tác động tiêu cực đến công việc/ học tập của bạn.

Câu hỏi có thang từ 1 đến 5 điểm chia theo: Rất hiếm khi, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, và rất thường xuyên.

Điểm số thường xuyên hoặc rất thường xuyên ở ≥ 4/6 mục cho thấy bạn BỊ NGHIỆN facebook.

Nguyễn Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.