Những dấu hiệu đơn giản giúp nhận biết trẻ bị bạo hành

Những dấu hiệu đơn giản giúp nhận biết trẻ bị bạo hành

Lê Thị Duyên

Lê Thị Duyên

Thứ 2, 27/11/2017 13:30

Thời gian qua có không ít vụ bạo hành trẻ em xảy ra khiến các bậc làm cha làm mẹ hoang mang như ngồi trên đống lửa. Đây cũng là lời cảnh báo các bậc cha mẹ hãy dành thời gian quan tâm tới con mình hơn nữa.

Trước khi gửi con đến trường ngoài việc tìm hiểu trường lớp, các bậc cha mẹ hãy dành thời gian để dạy con những kỹ năng cơ bản đầu đời. Ngoài ra, hãy theo dõi sát sao con, nếu có các biểu hiện sau đây, chứng tỏ, con bạn đang gặp “vấn đề” ở trường.

Thứ nhất, cha mẹ cần chú ý đến mặt thể chất của con. Chẳng hạn như những vết bầm tím, lằn (hình ngón tay, thước kẻ, hay bút...).

Đặc biệt, khi đón con sau mỗi giờ tan trường cha mẹ nên chú ý mặt, tay, chân, mông,... của con để xem con có làm sao không.

Thực tế, chỉ cần để ý, các bậc cha mẹ sẽ biết được những vết thương nào do người lớn gây nên, còn vết thương nào do các bé nghịch ngợm với bạn bè (các trẻ nghịch ngợm cấu véo nhau). Nếu trên người bé có vết nhỏ thì các bạn nên đến lớp gặp trẻ kia xem bé đó có bị vết tương tự hay không.

Gia đình - Những dấu hiệu đơn giản giúp nhận biết trẻ bị bạo hành

Nếu thấy con thường xuyên có các vết bầm tím cha mẹ nên để ý và tìm hiểu nguyên nhân sâu xa (Ảnh: Internet).


Thứ hai, cha mẹ cần quan sát diễn biến tâm lý của con. Theo lẽ thường, trẻ rất háo hức khi được đến trường, nhưng nếu, trẻ hoảng sợ quấy khóc và không chịu đi học. Chưa kể, khi bố mẹ đưa con tới lớp, con nhất quyết không chịu theo cô giáo, trốn sau chân cha mẹ...

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan mà hãy thường xuyên theo dõi con trẻ. Nếu bé thường xuyên có các vết cào xước thì nên tìm hiểu thực hư nguyên nhân.

Khi cô bế trẻ từ tay phụ huynh hoặc dắt tay trẻ, trẻ khóc thảm thiết, vùng vằng đòi bỏ về… Trước tình huống này, cha mẹ nên đặt ra giả thiết: Phải chăng bé lo sợ điều gì, hay bé mè nheo không chịu đến trường?

Tiếp đó, cha mẹ nên dành thời gian nhiều hơn để quan sát diễn biến tâm lý của con, chẳng hạn, con thường xuyên có những phản xạ “bất thường” như: Nhìn thấy thức ăn thì lo sợ, khóc ré lên... chứng tỏ con có vấn đề về chuyện ăn uống.

Chưa kể, nếu khi ngủ con thường hay khóc, ngồi bật dậy theo kiểu hoảng sợ từ ngày đến trường, chắc chắn có nguyên nhân ám ảnh con bạn.

Nếu con ngủ không sâu, hay khóc giữa đêm sau khi bắt đầu đi học, thì những cảnh tượng hãi hùng ở trường có thể là nguyên nhân ám ảnh trẻ.

Trước những biểu hiện trên, các phụ huynh cần nhẹ nhàng trò chuyện với con. Nếu bé đã biết nói, hãy hỏi con: “Nay con đi học có vui không?”, “Có bạn nào trêu con không?”, “Con ngủ mấy tiếng”,... cứ từ từ khơi gợi trí nhớ của con.

Các phụ huynh tránh hỏi những câu thiếu tế nhị như: “Cô đánh con không?”, “Cô véo má con à?”...

Thi thoảng, hãy trò chuyện cùng cô giáo về những sở thích, thói quen của trẻ để cô giáo hiểu hơn về nền nếp của con bạn.

Nếu bạn cảm thấy bất ổn, có thể đột xuất qua thăm con vào những giờ nghỉ trưa, hay bất kỳ lúc nào bạn rảnh rỗi. Việc qua thăm bé không báo trước có thể giúp bạn tìm biết thêm một số lý do và cũng giúp bạn có thời gian gần con hơn, hiểu hơn về mối quan hệ giữa con với các cô giáo.

Trên thực tế, các trường mầm non hiện nay đều đã có hệ thống camera, bố mẹ có thể bớt chút thời gian để theo dõi quá trình sinh hoạt vui chơi của con trẻ. Như thế, sẽ hiểu hơn về nền nếp của con, từ đó có cách xử lý kịp thời nhất.

Thanh Bình 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.