Các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý và quan tâm tới những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh. Cho dù đó chỉ là một cơn cảm lạnh thông thường, nhưng nếu trẻ sơ sinh không được chăm sóc cẩn thận thì rất dễ để lại biến chứng nguy hiểm.
>>> Xem thêm: Phòng tránh bé sơ sinh bị cảm lạnh
1. Tại sao trẻ sơ sinh bị cảm lạnh?
– Trẻ sơ sinh rất dễ bị cảm lạnh vì hệ miễn dịch còn non yếu và vi rút cũng rất dễ lây lan. Chúng lây truyền qua đường không khí, qua tiếp xúc trực tiếp với người hoặc vật gì đó bị nhiễm vi rút.
– Thủ phạm chính gây cảm lạnh thông thường là virus rhino (bắt nguồn từ “rhin” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là mũi). Loại siêu vi trùng này bám vào bụi nước trong không khí và con người rất dễ hít phải. Hơn 100 loại virus rhino khác nhau có thể thâm nhập vào niêm mạc ở mũi và họng, kích thích một phản ứng miễn dịch gây sưng họng, đau đầu và khó thở.
– Không khí khô – dù ở trong hay ngoài nhà – đều có thể làm giảm khả năng kháng virus rhino của cơ thể. Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động cũng bị tác hại này. Những trẻ hít phải khói thuốc dễ bị cảm lạnh hơn trẻ thường, với các triệu chứng tồi tệ và lâu hơn, rất dễ dẫn đến viêm phế quản hoặc thậm chí hay để trẻ với mái tóc ướt sẽ khó tránh khỏi cảm lạnh.
>>> Xem thêm: Cách xử lý không phải bố mẹ nào cũng biết khi trẻ bị cảm lạn
2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Khi bị cảm lạnh, cơ thể suy yếu, virus có cơ hội tấn công cơ thể. Tuy nhiên, sau khi bị nhiễm virus, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể, chống lại virus đó, nói cách khác là miễn dịch.
– Mệt mỏi.
– Chảy nước mũi: Có thể chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh, có màu vàng hoặc xanh.
– Sốt nhẹ và vừa.
– Hắt xì.
– Ho.
– Chán ăn.
– Khó ngủ.
– Khó bú sữa do tắc nghẽn ở mũi.
– Trẻ quấy khóc hoặc lả đi
Khi trẻ có những dấu hiệu sau đây nên gọi ngay cho bác sĩ:
– Tiếp tục ho có tiếng đờm
– Thở gấp
– Ngủ lịm hoặc mệt mỏi bất thường
– Không thể nuốt trôi thức ăn và uống nước
– Đau đầu, họng và mặt hơn
– Sưng và đau họng nghiêm trọng gây cản trở nuốt
– Sốt 39.3 độ C trở lên hoặc 38 độ C kéo dài hơn 1 ngày
– Đau ngực và bụng
– Đau tai.
>>> Xem thêm: Giúp trẻ sơ sinh bị cảm lạnh mau khỏi ngay tại nhà
3. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm lạnh cần lưu ý những gì?
Cảm lạnh thông thường sẽ tự nhiên biến mất. Tuy nhiên, có vài điều bạn có thể làm để giảm bớt khó chịu cho con:
– Hãy để bé được nghỉ ngơi nhiều, tránh làm ồn.
– Khuyến khích bé bú thêm nhiều bữa nhỏ. Cần tiếp tục cho bé bú sữa. Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể, do đó nó tốt hơn so với sữa công thức, sữa bột.
– Cung cấp nhiều chất lỏng: để tránh không bị mất nước và cơ thể được hồi phục nhanh hơn. Cho trẻ uống thêm nước, sữa ngoài phù hợp nếu sữa mẹ không đủ.
– Giúp bé xì mũi bằng cách nhẹ nhàng lau nước mũi cho con, có thể giảm bớt chất nhầy ở mũi trẻ bằng cách mỗi ngày, hút mũi cho bé 1-2 lần để bé dễ thở hơn. Bạn cũng có thể thoa ít kem dưỡng da bên ngoài lỗ mũi cho bé để giảm bớt kích thích.
– Cho trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, ngủ là cách tốt nhất để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Khi ngủ đặt gối cao đầu hơn một chút để chất nhầy chảy ra bên ngoài dễ hơn, từ đó bé dễ thở hơn.
– Giữ ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm hoặc đặt khăn ẩm trong phòng ngủ.
– Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ để bé có nguồn sữa mẹ dồi dào và giàu dinh dưỡng. Mẹ cũng tránh sử dụng đồ lạnh, cay nóng và các chất kích thích… trong thời gian này.
Mỗi khi bé yêu nhà mình bị cảm lạnh, các bậc cha mẹ rất lo lắng cho sức khỏe của con. Tuy vậy, cha mẹ vẫn cần hết sức bình tĩnh để xử trí đúng cách, tránh những sai lầm không đáng có. Với tình trạng lâu ngày mà các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh không thuyên giảm, các bậc cha mẹ cũng nên cho đi khám sớm, tránh để lâu dài sinh ra những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc nếu như chưa có sự chỉ định rõ ràng của bác sĩ khoa nhi. Bởi phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh vì cảm lạnh là bệnh dễ lây, khi chăm sóc bé bạn nên rửa tay thường xuyên, thay đồ sau khi đi ngoài đường về và tránh đưa bé đến chỗ đông người.
Lê Hương