Những điểm nổi bật trong Quy tắc Tố tụng trọng tài năm 2017

Những điểm nổi bật trong Quy tắc Tố tụng trọng tài năm 2017

Thứ 4, 22/02/2017 15:29

Ngày 22/2, trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) vừa tổ chức lễ công bố Quy tắc tố tụng trọng tài VIAC 2017, trong đó có nhiều quy định nổi bật.

Tại đây, ông Phan Trọng Đạt, Phó Tổng thư ký, trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) đã nhấn mạnh những điểm mới quan trọng trong Quy tắc Tố tụng trọng tài mới có hiệu lực kể từ ngày 1/3/2017.

Trong đó, việc gộp nhiều tranh chấp vào một tranh chấp để giải quyết và thủ tục rút gọn là những điểm mới được ghi nhận, góp phần tiết kiệm chi phí và giảm tối đa thời gian theo kiện của các bên.

Văn bản - Chính sách - Những  điểm nổi bật trong Quy tắc Tố tụng trọng tài năm 2017

 Toàn cảnh lễ công bố.

Quy tắc Tố tụng trọng tài 2017 ra đời nhằm đáp ứng sự thay đổi của quy định pháp luật tại Nghị quyết 01/2014/HĐTP/TANDTC liên quan tới việc gộp các quan hệ pháp luật vào giải quyết chung trong một vụ tranh chấp.

Các quy định mới trong các Điều 6, Điều 15. Theo đó, các yêu cầu khởi kiện phát sinh từ hoặc liên quan đến nhiều hơn một hợp đồng có thể được gộp trong một đơn khởi kiện để được giải quyết trong một vụ tranh chấp, cho dù các yêu cầu đó được lập trên cơ sở một hoặc nhiều thỏa thuận trong trọng tài (Điều 6).

Đồng thời, các bên có thể thỏa thuận gộp nhiều vụ tranh chấp vào một vụ. Trung tâm sẽ quyết định gộp hay không gộp sau khi cân nhắc các yếu tố liên quan. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, các vụ tranh chấp được gộp vào vụ tranh chấp có tố tụng trọng tài bắt đầu đầu tiên (Điều 15).

Văn bản - Chính sách - Những  điểm nổi bật trong Quy tắc Tố tụng trọng tài năm 2017  (Hình 2).

 Ông Phan Trọng Đạt, Phó Tổng thư ký VIAC; thành viên viện Trọng tài London (MCIArb) đang trình bày tại hội nghị.

Cũng tại quy tắc này, vấn đề về thủ tục rút gọn được quy định mới. Theo đó, thủ tục rút gọn sẽ được thực hiện nếu có sự thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp này, trong Hội đồng trọng tài sẽ có trọng tài viên duy nhất (nếu không có thỏa thuận khác).

Đặc biệt, trung tâm hoặc trọng tài có thể rút ngắn bất kỳ thời hạn nào được quy định trong quy tắc nếu thấy cần thiết; tại phiên họp giải quyết, các bên có thể không cần có mặt tham gia, trừ khi có sự phản đối của một bên.

Dương Nhung

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.