1. Điệp vụ “Bán dạ cực khoái”
Điệp vụ “Bán dạ cực khoái”.
Trong khuôn khổ điệp vụ “Bán dạ cực khoái” (Operation Midnight Climax) này, tại các nhà mật của CIA ở California và New York, đã tiến hành các thí nghiệm quan sát tác động của chất ma túy LSD đối với những người không hề nghi ngờ gì (trong các tài liệu, CIA gọi họ là các “khách hàng”) bị các gái điếm dụ đến đó.
Các “khách hàng” bị pha vào đồ uống không chỉ LSD, mà đôi khi là cả “huyết thanh khai khẩu” và các chất hướng thần khác. Các điệp viên CIA cẩn thận ghi nhận tác động của các chế phẩm bằng cách quan sát người bị thí nghiệm từ căn phòng bên qua kính quan sát một chiều.
2. Điệp vụ The Stargate Project
Điệp vụ này dành cho tín đồ của giáo phái Scientology.
Vai trò chính trong điệp vụ này được dành cho tín đồ của giáo phái Scientology vốn phổ biến ở Mỹ và các nhà cận tâm lý học.
Các chuyên gia đặc biệt này có nhiệm vụ kiểm tra trên thực tế giả thiết, theo đó, người ta có thể khai thác được thông tin tình báo mật về đối phương nhờ các năng lực dị thường mà không cần phải ra khỏi phòng thí nghiệm trên lãnh thổ Mỹ.
Người ta cũng đã kiểm tra khả năng tác động phi tiếp xúc, từ xa về thể chất đối với các chỉ huy quân địch nhằm tiêu diệt họ. Dự án được tiến hành trong 25 năm trời và bị đình chỉ vào năm 1995.
3. Điệp vụ Mongoose
Tổng thống Mỹ John Kennedy cho phép tiến hành điệp vụ Mongoose.
Tháng 11/1961, Tổng thống Mỹ John Kennedy chính thức cho phép tiến hành điệp vụ Mongoose với mục đích chính là lật đổ lật đổ Chính phủ Cuba do Fidel Castro đứng đầu.
Đây là một điệp vụ tổng hợp, bao gồm cả tuyên truyền lật đổ, các phương thức tâm lý chiến và phá hoại trực tiếp.
Cụ thể, CIA đã xem xét các phương án như tấn công khiêu khích nhằm vào các phần tử Cuba lưu vong để buộc họ có phản ứng đáp trả, cung cấp vũ khí cho các nhóm vũ trang đối lập, thậm chí các biện pháp nhằm phá hoại thu hoạch mía đường ở Cuba.
CIA cũng không bỏ qua bản thân lãnh tụ Fidel Castro. Họ đã âm mưu sát hại ông bằng những điều xì gà tẩm độc và những cây bút chứa chất độc, những quả bom ngụy trang thành những vỏ ốc biển mà lãnh tụ Cuba thích thu thập trong các lần lặn bằng đồ lặn.
Câu chuyện thậm chí đi đến mức hài hước như CIA đã soạn thảo một kế hoạch mặt nhằm phun lên quần áo của ông và các căn phòng mà Fidel thường có mặt các hóa chất làm rụng bộ râu lừng danh thế giới của Fidel.
Điệp vụ đã bị đình chỉ sau khi cuộc khủng hoảng Caribe kết thúc.
4. Điệp vụ MKULTRA
Điệp vụ này được Giám đốc CIA Allen Dulles thông qua.
Điệp vụ này được Giám đốc CIA Allen Dulles thông qua vào tháng 4/1953. CIA có ý định thử nghiệm và phát triển các phương tiện hóa học, sinh học và phóng xạ dùng để kiểm soát hành vi con người.
Nó bao gồm chất phóng xạ, sốc điện, các phương pháp tâm lý, thần kinh, xã hội học, nhân chủng học, thuật xem tướng chữ, các chất kích thích và thiết bị bán quân sự.
Nhiệm vụ của dự án là phát triển một chế phẩm có thể gây ảnh hưởng không chỉ đối với hành vi mà cả quan điểm của con người.
Tóm lại, câu hỏi được đặt ra là: liệu CIA nhờ các chế phẩm có thể tạo ra các gián điệp không.
Để làm việc đó, người ta đã nghiên cứu các loại chất độc của rắn, côn trùng, các loài nhuyễn thể, nấm, các loại virus và vi trùng gây bệnh đậu mùa, bệnh dịch tả, bệnh than và các bệnh tật khác, các chế phẩm hóa học tổng hợp.
Điệp vụ bị đóng lại vào cuối thập niên 1960, nhưng đến nay vẫn chưa được giải mật.
5. Chiến dịch Vịnh Con lợn
Chiến dịch Vịnh con lợn trên trang bìa Tạp chí Life.
Là chiến dịch quân sự do các điệp viên CIA chuẩn bị nhằm lật đổ chế độ Fidel Castro ở Cuba. Những kẻ thực hiện là người lưu vong Cuba.
Chiến dịch mở màn ngày 15/4/1961 bằng việc các máy bay Mỹ cải trang thành máy bay ném bom của Không quân Cuba oanh kích các sân bay quân sự của Cuba. Tuy nhiên, CIA đã không thể tiêu diệt không quân của Hòn đảo Tự do.
Các máy bay Cuba còn nguyên vẹn đã đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng trước 1.300 tay súng chống Fidel đổ bộ lên Vịnh Con lợn, Cuba hai ngày sau: chúng đã nhấn chìm 4 tàu đổ bộ, bắn hạ mấy mấy bay Mỹ, thực hành yểm trợ cho tác chiến từ trên không.
Do hỏa lực mãnh liệt của máy bay, xe tăng và pháo binh Quân đội Cuba, các tay súng đánh thuê đã đầu hàng sau khi chịu tổn thất, hàng trăm tên bị chết. Sau đó, số hàng binh này đã được chính phủ Mỹ chuộc lại bằng 62 triệu USD.
Theo Đất Việt