Những điều nhất định cần biết tránh hậu quả khôn lường vì chập điện ngày nắng nóng

Những điều nhất định cần biết tránh hậu quả khôn lường vì chập điện ngày nắng nóng

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 4, 17/06/2020 12:00

Mùa hè là thời điểm nguy cơ xảy ra các vụ cháy nổ cao nhất trong năm, đặc biệt những tổn thất nghiêm trọng về người và của mà “giặc lửa” gây ra. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức và hiểu biết về PCCC để bảo vệ an toàn cho gia đình, người thân và những người xung quanh mình.

Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm diễn ra vào những ngày vừa qua đã khiến nhiều vụ cháy do chập điện xảy ra. Nhu cầu sử dụng điện tăng cao gây quá tải ở một số cột điện hoặc đường điện của các gia đình quá cũ gây nên tình trạng cháy atomat, bắn ra tia lửa dẫn đến cháy.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, mùa hè năm nay, cả nước sẽ đón nhiều đợt nắng nóng kéo dài. Nắng nóng trên diện rộng kéo theo đó người dân sử dụng điều hòa, quạt và những thiết bị làm mát khác cũng phải tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng công suất sử dụng điện tăng, tiền điện chi trả hàng tháng cũng tăng theo. Bên cạnh đó chỉ cần một nguồn nhiệt nhỏ như tàn thuốc, tàn hương hay tia lửa điện cũng có thể tạo nên một đám cháy lớn.

Tin nhanh - Những điều nhất định cần biết tránh hậu quả khôn lường vì chập điện ngày nắng nóng

Cháy nổ do chập điện. Ảnh minh họa

Tiêu biểu như tối 28/3 xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà ba tầng trên phố Hồ Ðắc Di (quận Ðống Ða); ngày 29/3 vụ cháy tại phường Phú Lương (quận Hà Ðông) đã thiêu rụi ba cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng; sáng 22/4 đã xảy ra cháy tại số nhà 47 Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm) và vụ cháy nhà nghỉ Hồng Nhung trên địa bàn phường Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm).

Ngoài ra điển hình vụ chập điện cháy nhà khiến 3 bà cháu tử vong thương tâm ở Hà Nội. Cụ thể, ngày 2/12/2019, lãnh đạo Công an quận Hoàng Mai thông tin kết quả điều tra ban đầu cho thấy vụ cháy xảy ra tại số nhà 22, hẻm 143/202/2 phố Nguyễn Chính xuất phát từ chập điện.

Nơi xảy ra hỏa hoạn nằm trong ngõ hẹp. Ngôi nhà cũng được quây kín bằng tôn, khung sắt... khiến công tác chữa cháy gặp khó khăn cũng như nạn nhân khó thoát ra ngoài. Đến khi lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường thì cả 3 bà cháu đã tử vong.

Tin nhanh - Những điều nhất định cần biết tránh hậu quả khôn lường vì chập điện ngày nắng nóng (Hình 2).

Hiện trường vụ cháy do chập điện.

Cảnh báo chập điện dẫn đến cháy nổ

Do những tổn thất nghiêm trọng mà “giặc lửa” gây ra, trong thời gian qua ngành điện và lực lượng cảnh sát PCCC & CNCH liên tục cảnh báo người dân về nguy cơ cháy nổ từ các thiết bị điện. Tuy nhiên, tình trạng thiếu ý thức về cách sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị này dẫn đến chập điện, cháy nổ.

Theo chỉ huy Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - CATP Hà Nội, việc hạn chế tối đa cháy, nổ phải xuất phát từ ý thức người dân chứ không thể dựa vào máy móc. Việc đầu tiên muốn phòng cháy hiệu quả phải loại bỏ ý thức chủ quan, luôn đề cao cảnh giác với hỏa hoạn. Ví dụ: Kiểm tra tất cả các thiết bị điện trước khi đóng cửa đi ngủ. “Một chiếc quạt thiếu bảo dưỡng, bảo trì quay suốt đêm cũng có thể là nguyên nhân cháy nhà, hay một ổ điện, phích cắm lỏng lẻo, mối dây nối không đúng cách cũng là mối nguy cơ xảy cháy cao” - chỉ huy Cảnh sát PCCC - CNCH, CATP Hà Nội chia sẻ trên báo ANTĐ.

Cảnh sát PCCC Hà Nội khuyến cáo, vào đỉnh điểm mùa nắng nóng, nguy cơ cháy nổ do sự cố điện rất cao vì nhu cầu sử dụng các thiết bị điện của người dân để làm mát và phục vụ sản xuất, kinh doanh tăng mạnh nên càng dễ xảy ra các trường hợp cháy nổ do chập điện tại trạm điện, bốt điện và nhà dân.

Để hạn chế tình trạng này, các hộ gia đình khi lắp đặt hệ thống điện, các thiết bị tiêu thụ và bảo vệ điện cần phải tính toán, thiết kế theo đúng quy định về an toàn điện và PCCC, không được dùng nhiều dụng cụ tiêu thụ điện vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn và không dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ cho các thiết bị điện có công suất lớn để tránh trường hợp quá tải gây cháy, nổ xảy ra.

Các gia đình cũng phải lắp đặt các thiết bị bảo vệ như cầu dao, aptomat tự động ngắt điện khi xảy ra sự cố quá tải, chập cháy cho đường dây điện trong nhà và từng thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị điện có công suất lớn. Không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị tiêu thụ điện trong một ổ cắm, không cắm dây dẫn điện trực tiếp trên ổ cắm.

Ngoài ra, ngành điện cần tập trung hơn nữa đầu tư thiết bị công nghệ mới, thường xuyên kiểm tra thay thế hệ thống dây dẫn điện lưới để bảo đảm về mặt kỹ thuật và đẩy nhanh tiến độ ngầm hóa hệ thống dây dẫn.

Tin nhanh - Những điều nhất định cần biết tránh hậu quả khôn lường vì chập điện ngày nắng nóng (Hình 3).

Ảnh minh họa

Cách xử trí khi xảy ra chập điện bốc lửa

Chập điện dẫn đến cháy nhà là điều không ai mong muốn. Nhưng để tránh nguy cơ rủi ro, mỗi gia đình cần trang bị những kiến thức về sử dụng các thiết bị điện an toàn để giảm thiểu tối đa những thiệt hại nếu có. 

Đề nghị người dân trước khi ra khỏi nhà và đi ngủ phải tắt hết các thiết bị tiêu thụ, đồ dùng điện không cần thiết.

Khi xảy ra cháy, nổ hoặc cần cứu nạn, cứu hộ, người dân cần tìm mọi cách báo cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho Cảnh sát PCCC theo số 114 hoặc đội dân phòng, chính quyền, Công an xã, phường nơi gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn khi xảy ra đám cháy.

Nếu chắc chắn không còn ai mắc kẹt trong nhà mới sử dụng bình chữa cháy để dập lửa.

Tuyệt đối không dùng nước dập lửa khi chưa ngắt điện.

Trúc Chi (T/H)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.